Đế giày bị mòn không chỉ khiến bạn mất đi tự tin khi di chuyển mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tai nạn nguy hiểm. Hãy tạm biệt những lo lắng về đôi giày “xuống cấp” này và cùng Đồ da Tâm Anh khám phá ngay 10 tips khắc phục đế giày bị mòn đơn giản tại nhà để vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian mà lại thời trang hơn bao giờ hết!
Nguyên nhân chính khiến cho đế giày bị mòn
Trước hết, chất liệu đế giày đóng vai trò quan trọng trong độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Những đôi giày có đế làm từ cao su chất lượng cao hoặc các hợp chất chống mài mòn thường sẽ kéo dài tuổi thọ hơn so với các loại chất liệu kém chất lượng.
Hơn nữa thời gian sử dụng cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng đế giày. Dù cho đôi giày có được làm từ chất liệu tốt đến đâu, việc sử dụng liên tục và lâu dài sẽ khiến đế giày bị mòn theo thời gian.
Nếu bạn hay tập thể dục như chạy bộ, đặc biệt là chạy bộ trên đường dài, sẽ khiến đế giày mòn nhanh hơn do lực tác động lên đế giày lớn hơn.
Cuối cùng, cách bảo quản giày đúng cách là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì độ bền của đế giày. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh, tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự mài mòn và tuổi thọ của đôi giày.
Những ảnh hưởng của đế giày bị mòn
Đế giày bị mòn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của giày mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho người sử dụng. Cụ thể, đế giày mòn có thể dẫn đến những vấn đề sau:
- Hao mòn nhanh: Phần đế tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, dẫn đến tốc độ hao mòn nhanh chóng.
- Dễ trơn trượt: Sự mài mòn không đồng đều của đế giày có thể gây mất cân bằng khi di chuyển, làm tăng nguy cơ trơn trượt và té ngã.
- Gây đau chân: Đế giày mòn làm giảm độ êm ái khi bước đi, gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho bàn chân.
Việc này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng giày mà còn có thể gây hại cho sức khỏe bàn chân về lâu dài.
Mẹo khắc phục đế giày bị mòn tại nhà
Đế giày bị mòn có thể dễ khiến bạn dễ bị trượt ngã, đặc biệt là trên các bề mặt trơn trượt. Dưới đây là 10 mẹo đơn giản để khắc phục tình trạng này tại nhà:
1. Sửa đế giày bị mòn bằng giấy nhám
Sử dụng giấy nhám là một cách đơn giản và hiệu quả để tạo độ nhám cho đế giày. Bạn chỉ cần chà nhẹ nhàng bề mặt đế bằng giấy nhám để tăng ma sát và giảm trơn trượt.
Cách này không chỉ dễ thực hiện mà còn tiết kiệm chi phí, giúp giày của bạn có độ bám tốt hơn trên các bề mặt tiếp xúc khác.
2.Dùng miếng Sole để khắc phục đế giày món
Sử dụng miếng sole trong suốt là một giải pháp thẩm mỹ và hiệu quả để cải thiện độ bám của đế giày. Những miếng sole này được thiết kế để dán lên đế giày, tạo ra một lớp bảo vệ bổ sung chống mòn.
Bạn chỉ cần bóc lớp bảo vệ và dán miếng sole lên đế giày, rất tiện lợi và nhanh chóng. Sản phẩm này phù hợp với nhiều loại giày khác nhau, từ giày thể thao, giày cao gót đến giày dép hàng ngày, đảm bảo an toàn khi di chuyển trên các bề mặt trơn trượt.
3. Sử dụng nút bọc cho đế giày cao gót bị mòn
Đối với những đôi giày cao gót, các nàng có thể lựa chọn nút bọc gót. Nút bọc không chỉ giúp giảm trơn trượt mà còn bảo vệ phần gót giày khỏi bị mòn, kéo dài tuổi thọ cho giày.
Bạn có thể dễ dàng mua các loại nút bọc này tại các cửa hàng phụ kiện giày dép hoặc online. Cách làm cũng đơn giản, bạn chỉ cần gắn chặt nút vào phần gót và kiểm tra độ chắc chắn của nó là xong.
4. Dùng miếng dán đế giày cao su
Miếng dán đế giày cao su là giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng đế giày da bị mòn và trơn trượt. Những miếng dán này được trang bị lớp keo dán chuyên dụng, mang lại sự thoải mái và dễ chịu mà không gây cảm giác bết dính khi sử dụng.
Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Làm sạch bề mặt đế giày: Dùng khăn hoặc bàn chải để làm sạch bề mặt đế giày, loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ.
- Dán miếng dán cao su chống trơn: Đặt miếng dán lên vị trí bị mòn trên đế giày và ấn chặt để đảm bảo miếng dán bám dính tốt.
5. Tăng độ bám cho giày bị mòn bằng dũa móng tay
Nếu không có miếng giấy nhám, bạn có thể dùng dũa móng tay để tạo độ ma sát cho đế giày. Dũa nhẹ nhàng bề mặt đế sẽ tạo ra các rãnh nhỏ giúp tăng cường khả năng bám dính, giúp giày trở nên an toàn hơn khi sử dụng.
Dũa móng tay rất dễ sử dụng và có thể mang theo bất cứ đâu, là công cụ tiện lợi cho những ai thường xuyên di chuyển.
6. Sửa đế giày bị mòn bằng băng dính
Nếu bạn chưa thể mua giấy nhám hoặc không có sẵn dũa móng tay, dán băng dính là một giải pháp tạm thời để tăng độ bám cho giày. Bạn có thể dán 1 – 2 miếng băng dính theo hình đan chéo lên đế giày.
Cách làm này tạo ra bề mặt gồ ghề hơn, giúp chống trơn trượt hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời vì băng dính không có độ bền cao và dễ bong tróc dưới tác động của đất, cát, nước và bụi bẩn.
Có thể bạn cũng sẽ quan tâm:
7. Tạo các rãnh gồ ghề để tăng ma sát cho đế giày bị mòn
Một cách khác để tăng độ ma sát cho đế giày là mài nhẹ nhàng phần đế với các bề mặt gồ ghề như đá sỏi, gỗ hoặc sắt. Quá trình này sẽ tạo ra những lỗ hở li ti trên đế giày, cải thiện độ bám dính của giày dép trên các bề mặt trơn nhẵn và ẩm ướt.
Mặc dù phương pháp này đòi hỏi chút công sức nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tăng độ an toàn khi di chuyển.
8. Bôi sơn xịt tăng độ bám
Ngoài việc sử dụng miếng dán chống trượt, bạn có thể dùng sơn xịt chuyên dụng để tăng độ bám cho đế giày. Sơn xịt tăng độ bám là một sản phẩm tiện lợi mà bạn có thể sử dụng để khắc phục đế giày bị mòn.
Sơn xịt tăng độ bám thường có chứa các hạt nhỏ giúp tạo ra bề mặt nhám trên đế giày, giúp tăng ma sát hiệu quả. Chỉ cần lắc đều chai, sau đó xịt 1 – 2 lần lên bề mặt đế giày và đợi khô khoảng 1 – 2 phút là có thể sử dụng ngay.
Lớp sơn này tạo ra bề mặt bám dính hiệu quả, giúp ngăn ngừa trượt ngã khi đi trên các bề mặt trơn nhẵn. Giá của bình xịt sơn chuyên dụng dao động từ 200.000 đến 500.000 VNĐ, là một khoản đầu tư hợp lý để đảm bảo an toàn cho bạn.
9. Sử dụng các sản phẩm bột chống trơn trượt
Bột phấn rôm là một trong những sản phẩm hiệu quả để giảm trơn trượt trên đế giày. Đây là một lựa chọn thay thế tiện lợi và dễ sử dụng khi bạn không có sẵn các sản phẩm khác như miếng dán, sơn xịt hoặc dụng cụ mài. Các bước để sử dụng bột phấn rôm như sau:
- Làm sạch bề mặt đế giày bị mòn: Dùng một khăn hoặc bàn chải để làm sạch hoàn toàn bề mặt đế giày, loại bỏ bụi bẩn, đất cát.
- Rắc bột chống trượt lên đế giày: Rắc một lượng nhỏ bột phấn rôm lên bề mặt đế giày, đảm bảo phủ đều các khu vực bạn muốn tăng độ ma sát.
- Thoa đều bột: Sử dụng ngón tay hoặc bàn chải mềm để thoa đều bột phấn rôm trên toàn bề mặt đế giày, đặc biệt là ở các vị trí thường xuyên tiếp xúc với mặt đất.
Bột phấn rôm giúp tạo ra một lớp bề mặt nhám, tăng cường độ bám dính và giảm nguy cơ trơn trượt khi đi trên các bề mặt trơn nhẵn. Đây là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả, đặc biệt là trong những tình huống cần khắc phục nhanh chóng.
10. Thay đế giày mới
Nếu đế giày đã mòn quá nhiều và các biện pháp trên không còn hiệu quả, hãy thay đế mới. Mang giày đến thợ sửa giày để thay đế mới sẽ giúp bạn tiếp tục sử dụng đôi giày yêu thích của mình một cách an toàn và thoải mái nhất.
Quá trình thay đế thường không quá phức tạp và chi phí cũng không quá cao so với việc mua một đôi giày mới. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn mà vẫn thoải mái khi sử dụng giày.
Xem ngay: Hướng dẫn cách dán đế giày da
Kết bài
Đế giày bị mòn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ trơn trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Việc áp dụng những mẹo đơn giản được chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này tại nhà một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tình trạng đế giày bị mòn, bạn nên tránh mang giày di chuyển nhiều trên địa hình gồ ghề, cũng không nên đi cùng một đôi giày liên tục trong thời gian dài và cần bảo dưỡng giày một cách định kì nhé. Ghé thăm website của Thế giới Đồ da Tâm Anh để sắm cho mình những đôi giày da với đế giày chất lượng cao!