0

Giỏ hàng (0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Dán đế giày da và những thông tin có thể bạn chưa biết

Dán đế giày da và những thông tin có thể bạn chưa biết

Bạn có một đôi giày da yêu thích nhưng phần đế đang trong tình trạng bị hỏng? Tuy nhiên, bạn lại ngại mang ra ngoài tiệm sửa vì sợ mất nhiều thời gian cũng như chi phí? Đừng lo lắng, việc dán đế giày da chưa bao giờ dễ dàng đến thế với bài viết dưới đây của Đồ da Tâm Anh. Cùng theo dõi ngay nhé! 

Cách dán đế giày da bằng keo dán đế giày

Khi quyết định tự dán đế giày da tại nhà nhằm thay đổi diện mạo sản phẩm hoặc khắc phục giày da bị mòn đế, bạn thường lo lắng về khó khăn hay mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, dù đôi giày của bạn làm từ chất liệu da gì đi chăng nữa, chỉ cần lựa chọn một loại keo dán đế giày da chất lượng, bạn có thể hoàn thành công việc một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bước 1: Làm sạch phần keo cũ quanh đế bằng nước và cồn

Bước đầu tiên quan trọng khi dán đế giày là làm sạch keo cũ quanh phần đế. Điều này đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình dán. Hơn nữa, nên dán ở nhiệt độ phòng để giúp keo kết dính tốt hơn, tránh nhiệt độ quá cao có thể làm ảnh hưởng đến quá trình dán.

dán đế giày da ảnh 6

Nước và cồn là phương pháp để loại bỏ keo cũ một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể sử dụng bông gòn hoặc khăn mềm được nhúng vào dung dịch này và lau nhẹ nhàng xung quanh phần keo cũ. 

Quá trình làm sạch này cũng giúp tạo ra bề mặt sạch, không bụi bẩn, từ đó tăng cường khả năng kết dính của keo mới và đảm bảo rằng đế giày sẽ được dán một cách hoàn hảo nhất.

Bước 2: Bôi keo dán đế giày da 

Bạn cần tra một lớp keo mỏng và đồng đều trên cả hai bề mặt đế giày và thân giày. Hãy đảm bảo rằng bạn phủ keo đều trên toàn bộ khu vực mà đế giày sẽ tiếp xúc với phần thân, từ phần trong đến các cạnh viền.

dán đế giày da ảnh 4

Lưu ý không sử dụng quá nhiều keo, vì điều này có thể dẫn đến việc keo tràn ra ngoài và gây ra vết bẩn không mong muốn trên bề mặt của giày. Sau khi đã bôi keo đều, hãy chờ một chút để keo thẩm thấu vào bề mặt và trở nên dính hơn trước khi tiến hành bước tiếp theo trong quá trình dán đế giày.

icon-mui-ten Có thể bạn quan tâm: Top kéo dán giày siêu chắc đang được ưa chuộng

Bước 3: Nhấn giữ đế giày để cố định

Sau khi dán phần thân và đế giày, đè một lực vừa phải lên bề mặt. Điều này giúp keo kết dính hơn và đảm bảo rằng đế sẽ được dính chặt trên giày.

dán đế giày da ảnh 5

Nên nhấn giữ đế giày trong khoảng vài phút để đảm bảo rằng keo dán đế giày da đã có đủ thời gian để kết dính mạnh mẽ. Lưu ý rằng việc áp dụng lực không cần phải quá mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng đế giày được dính chặt bề mặt giày. 

Bước 4: Cố định bằng băng keo hoặc dây cao su

Để đảm bảo rằng đế giày được kết dính chặt và đúng vị trí, bạn cần phải tiếp tục áp lực lên đế giày trong suốt quá trình keo đang khô. Bạn có thể sử dụng dây cao su hoặc băng keo để cố định đế.

dán đế giày da ảnh 7

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt vật có trọng lượng lên trên đế giày ở khu vực keo dán giày đang khô. Có thể là các vật dụng như sách, đồ nặng hoặc thậm chí là một đôi giày khác. Điều này giúp sau khi keo khô hoàn toàn sẽ có đôi giày bền bỉ nhất.

dán đế giày da ảnh 8

Bước 5: Để giày khô trong 24 giờ

Sau khi đã hoàn thành các bước trước đó trong quá trình dán đế giày, bước tiếp theo là để giày khô trong ít nhất 24 giờ. Khoảng thời gian 24 giờ là đủ để keo hoàn toàn khô và cứng lại, từ đó đảm bảo rằng đế giày không bị trượt hoặc bung ra khỏi vị trí sau khi sử dụng. Trong thời gian này, hãy để giày ở một nơi khô ráo và thoáng đãng, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.

icon-mui-ten Một số mẹo sử dụng giày da mà bạn có thể quan tâm:

Bước 6: Chà sạch keo thừa bằng giấy nhám

Sử dụng giấy nhám mịn để nhẹ nhàng chà lên phần keo dán đế giày thừa ở các vùng xung quanh viền của đế giày. Nếu bạn lỡ để lại những cặn keo không mong muốn, bước này có thể mang lại bề mặt sạch sẽ cho đế giày. 

dán đế giày da ảnh 1

Lưu ý rằng bạn cần chú ý chỉ chà nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm hỏng bề mặt trên của giày. Cũng không nên chà xát quá mạnh vào phần dưới của đế giày, vì điều này có thể làm giảm độ bám dính của đế.

Dùng keo cao su để dán đế giày da bị thủng

Khi đế giày da của bạn bị thủng mà không biết dán đế giày da bằng keo gì, hãy thử sử dụng keo cao su xem sao nhé!

1. Cách dán lỗ thủng hoặc vết nứt bằng keo cao su

dán đế giày da ảnh 3

Khi sử dụng keo cao su để sửa chữa các vết nứt hoặc lỗ thủng trên đế giày, nó không chỉ giúp kết dính mà còn bảo vệ sự ẩm ướt và các hư hại tiềm ẩn sau này. Để dùng keo cao su sửa chữa các đôi giày bị thủng hoặc nứt, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Đeo găng tay tránh dính keo.
  • Bước 2: Cắt mẩu khăn hoặc vải thành hình lớn gấp đôi kích thước của lỗ thủng hoặc vết rách.
  • Bước 3: Đặt miếng khăn đã cắt vào bên trong giày và căn chỉnh.
  • Bước 4: Bôi một lớp keo cao su dày lên bên ngoài lỗ hoặc vết nứt. Đảm bảo rằng keo cao su sẽ thấm vào miếng khăn và dính vào nhau.
  • Bước 5: Đặt giày ở một nơi thoáng khi cho đến khi keo cao su khô hoàn toàn. 
  • Bước 6: Phủ lớp keo cao su thứ hai để tăng cường độ kết dính giữa giày và miếng khăn.
  • Bước 7: Để keo cao su khô hoàn toàn qua đêm trước khi mang giày.

2. Cách dán đế giày tây bằng keo cao su

Keo cao su không chỉ vá lỗ thủng ở đế giày mà còn có thể dán đế giày tây. Keo cao su có tính chất mềm dẻo sau khi khô, giúp tránh được việc nứt keo hoặc đế bị bung ra khi sử dụng. 

Quá trình sửa chữa bằng keo cao su như sau:

  • Bước 1: Làm sạch giày để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 2: Đeo găng tay để tránh keo cao su dính vào tay.
  • Bước 3: Dải một lớp keo cao su dày lên phần hở ra của đế và phần thân giày.
  • Bước 4: Nhấn đế vào giày và ép mạnh trong vài phút.
  • Bước 5: Đặt giày lên một bề mặt phẳng và đè lên một cuốn sách dày hoặc vật nặng khác.
  • Bước 6: Để keo cao su khô qua đêm và hoàn thành. 

Những điều cần lưu ý khi dán đế giày da

Khi thực hiện việc dán đế giày cao su của giày da, có một số điều sau mà bạn cần lưu ý:

1. Chọn loại keo phù hợp

dán đế giày da ảnh 2

Nên chọn loại gel dán đế giày phù hợp để đảm bảo độ bền và hiệu quả của quá trình sửa chữa. Lựa chọn keo có tính năng kết dính mạnh mẽ và linh hoạt sau khi khô để đảm bảo sự ổn định và chống nứt. Các loại keo bạn có thể tham khảo như: keo cao su, keo cao cấp chuyên dụng, keo nitrile,…

2. Dán nhiều lớp keo để làm kín khoảng trống

Trong trường hợp có các khoảng trống hoặc lỗ trên đế giày, việc dán nhiều lớp keo có thể giúp làm kín và tăng cường độ bền của đế. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng mỗi lớp keo phải được trải đều tay và chắc chắn.

3. Căn thời gian cần thiết để keo đông 

Thời gian cần thiết để keo đóng hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại keo và điều kiện môi trường. Hãy nhớ đọc và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo keo đã khô hoàn toàn trước khi sử dụng giày.

4. Có cách bảo quản đúng giày sau khi dấn đế

Sau khi dán đế giày, cần phải chăm sóc giày đúng cách để đảm bảo độ bền và tuổi thọ của đế mới. Tránh tiếp xúc với nước và bụi bẩn, và lưu trữ giày ở nơi khô ráo và thoáng đãng khi không sử dụng. Đồng thời, kiểm tra và làm sạch đế giày định kỳ để duy trì hiệu suất tốt nhất.

5. Lựa chọn địa chỉ mua dán đế giày da uy tín, chất lượng

Việc này giúp bạn hạn chế được việc mua phải hàng giả kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới đôi giày cũng như sức khỏe của người dùng. Một số địa chỉ mua dụng cụ dán đế giày uy tín mà bạn có thể tham khảo như: Ximo, Morino, Sole Protector VN,…

Lời kết

Hy vọng rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách dán đế giày da và giúp bạn tự tin hơn trong việc sửa chữa đôi giày yêu thích của mình tại nhà. Hãy thử áp dụng các bước mà Đồ da Tâm Anh đã chia sẻ và khám phá thêm nhiều tips hay hơn để giữ cho đôi giày của bạn luôn bền đẹp tại website của chúng tôi nhé.

Đánh giá bài viết
0/5 - (0 bình chọn)
Trần Hải Đường
Xin chào, tôi là Trần Hải Đường, một nhà thiết kế thời trang và chuyên viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang tại trường...
Bình luận bài viết

Không có bình luận

Tin liên quan

Bảng size giày của nhà Tâm Anh

    Nhập số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại sau!