Lịch sử ngắn của ngành may mặc
Trong phần lớn lịch sử nhân loại, quần áo hầu hết được làm bằng tay. Kể cả ngày nay, trong khi hàng dệt may đã được sản xuất hoàn toàn tự động, thì hàng may mặc được làm bằng tay lại càng trở thành những sản phẩm có giá trị hơn.
Trước khi quần áo may sẵn trở nên phổ biến, mỗi bộ quần áo đều được làm riêng lẻ. Ngay cả sau cuộc cách mạng công nghiệp, vào đầu thế kỷ 20, một bộ váy đều được làm riêng cho người mặc nó. Mặc dù quần áo may sẵn đã có trong một thời gian dài, việc đi vào cửa hàng, chọn một bộ quần áo hoặc đặt hàng trực tuyến vẫn là một khái niệm tương đối mới.
Trong quá khứ không lâu trước đây, một bộ quần áo sẽ được mặc trong một thời gian rất dài. Hiện nay, người ta mua một bộ đồ may sẵn, mặc nó vài lần và ném đi. Việc thiết kế, sản xuất, và phân phối quần áo là một trong những ngành sản xuất lớn nhất trên thế giới.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của ngành may mặc ngay sau đây nhé
1. Ngành may mặc thời cổ đại
Các tài liệu khảo cổ đã cho thấy các thương gia ở Babylonia cổ đại đã vận chuyển và phân phối một số quần áo may sẵn ngay từ năm 1400 TCN. Ở Rôma cổ, hàng may mặc được làm trong các xưởng có tới 100 công nhân mặc trang phục quân đội.
1300 TCN, người CE (AD) không mặc quần áo phù hợp. Người Trung Đông mặc những bộ y phục lỏng lẻo. Những người châu Âu thời trung cổ lại mặc những bộ đồ lót bằng vải lụa và những bộ trang phục bằng len làm từ loại vải bền và họ sẽ mặc chúng suốt cuộc đời. Phụ nữ dệt len bằng sợi chỉ và thợ dệt thường là đàn ông, dệt vải trong nhà xưởng.
Sau năm 1350, quần áo dần trở nên phù hợp hơn. Một ngành công nghiệp nhỏ đã sẵn sàng để nhanh chóng bắt đầu sản xuất những phụ kiện của áo sơ mi như tay áo, cổ áo có thể tháo rời, cũng như găng tay, và mũ. Vào nửa cuối của thế kỷ 16, găng tay, tất, dây lưng và nón được nhập khẩu và xuất khẩu với số lượng lớn.
Trước Cách mạng Công nghiệp, phần lớn hàng hàng dệt may được sản xuất với quy mô nhỏ hay còn gọi là tiểu thủ công nghiệp. Các thương gia đã mang nguyên liệu thô đến nhà của người lao động, phân chia công việc với người có tay nghề thấp và có tay nghề cao.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp
Năm 1738 Lewis Paul và John Wyatt của Anh đã phát minh ra máy quay sợi bông thành sợi. Đến năm 1764, một bánh xe kéo sợi có thể quay sợi nhanh hơn bao giờ hết đã được làm ra. Máy xe sợi Water Frame đã được Richard Arkwright phát minh ra vào năm 1770 giúp việc sản xuất các sợi nhanh hơn và chúng đều được chạy bằng hơi nước. Water Frame là khỏi đầu cho việc chuyển từ sản xuất hàng dệt may quy mô nhỏ tới thành lập nhà máy như hiện tại.
The Power Loom được cấp bằng sáng chế vào năm 1784 bởi Edmund Cartwright có thể giúp dệt sợi vải bằng máy. Khi những cải tiến sau đó giúp gia tăng tốc độ và hiệu quả, phụ nữ bắt đầu thay thế đàn ông để làm thợ dệt. Đến năm 1880 đã có 250.000 bông vải được dệt ở Anh.
Tàu buôn đầu tiên cắm lá cờ Hoa Kỳ xuất khẩu nhân sâm và mũ nhập khẩu, cả quần lót cho đàn ông và găng tay. Vào cuối năm 1700, Bristol England là nơi có hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu găng tay, quần, tất, áo sơ mi, áo jacket và giày dép.
Đầu những năm của thế kỷ 19, một số sản phẩm may mặc quy mô lớn vẫn dựa vào việc may bằng tay. Việc phát minh ra máy móc sử dụng hơi nước để sản xuất hàng dệt và quần áo đã khiến cho những người thợ thấy sợ hãi.
Ở Anh và Pháp, các thợ may và thợ dệt đã nhận thấy mối đe dọa của máy móc đối với cuộc sống của họ. Việc dệt may trở nên nhanh chóng hơn khi phụ thuộc vào máy móc và nguyên liệu. Người lao động mất đi sự độc lập và phụ thuộc vào xã hội, bỏ quên các kỹ năng của họ. Họ không còn là những người thợ thủ công mà chỉ là những người lao động, chỉ cần làm theo nhịp.
>> Có thể bạn quan tâm: Lịch sử thế giới đồ da
3. Ngành may mặc thời Victoria
Vào những năm 1880, các nhà máy lớn đã sản xuất được vải và hàng may mặc bao gồm áo khoác, áo choàng, áo sơ mi, quần tây, găng tay, nón, và giày dép. Các nhà máy trong thời đại Victoria đã mang đến những công việc nặng nề với mức lương thấp. Không khí chứa đầy các sợi dệt gây ra vấn đề hô hấp cho người lao động. Ánh sáng mờ cũng hủy hoại thị lực, và thuốc nhuộm độc hại khiến công nhân bị ngộ độc.
Phụ nữ và trẻ em phải làm việc 12 tiếng một ngày. Trong những mùa bận rộn, có thể kéo dài giờ làm việc đến 20 giờ mỗi ngày. Trẻ em ngủ thiếp đi khi làm việc sẽ bị đánh đập hoặc bị phạt. Tiền lương thấp khiến công nhân chỉ thỉnh thoảng mới có thể ăn thịt.
Tại Anh, các nhà lập pháp đã ban hành các tiêu chuẩn lao động ban đầu vào năm 1833. Luật lao động trẻ em mới đã chỉ định một ngày trẻ trên 9 tuổi chỉ được làm việc 8 giờ. Trẻ nhỏ hơn không được phép làm việc trong nhà máy nữa.
Việc phát minh ra máy may của Elias Howe vào năm 1846 đã cho phép người lao động may quần áo nhanh chóng hơn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và nhiều loại máy may đã được sản xuất, Elias Howe đã được ghi nhận với thiết kế cơ bản đầu tiên. Cùng với việc được tiếp thị bởi nhà kinh doanh sáng suốt Isaac Singer, sáng chế của Howe đã thay đổi ngành thương nghiệp may mặc mãi mãi. (Sau đó, Singer đã giới thiệu máy may gia đình, nó được quảng cáo giúp phụ nữ có thêm thu nhập để giúp đỡ gia đình).
Mặc cho sự gia tăng của các nhà máy may sẵn, các mặt hàng quần áo vẫn có thể được làm thủ công, thiết kế riêng cho người mặc. Những người phụ nữ giàu có và tầng lớp trung lưu sẽ lấy mẫu minh họa thời trang đưa cho một thợ may. Sau khi lựa chọn vải, thợ may sẽ sử dụng thiết kế này để may một bộ đồ theo yêu cầu của khách hàng.
Thời trang cao cấp thường được sao chép lại bởi tầng lớp trung lưu. Họ sẽ ghé thăm những cửa hàng thời trang cao cấp để thử quần áo. Nếu thích mẫu đó, họ sẽ cẩn thận nghiên cứu mẫu rồi sao chép và làm nó ở nhà.
Vào cuối thế kỷ 19, cửa hàng bách hóa đã đưa ra ý tưởng hợp bày bàn nhiều mặt hàng có sẵn khác nhau cho tiêu dùng hàng ngày. Các tòa nhà lớn được xây dựng đẹp mắt còn cung cấp các nhà hàng và phòng trà cũng như cả hàng tiêu dùng.
Vào đầu thế kỷ 20, các cửa hàng bách hóa bắt đầu biết đến việc làm nhái. Năm 1902, Marshall Fields đã đưa ra những bộ trang phục thời trang cao cấp làm giả với giá $ 25.00 ($ 621.00 theo giá ngày hôm nay) so với $ 75.00 ($ 1864.00 theo giá ngày nay) cho phiên bản cao cấp thực sự.
Quảng cáo của các cửa hàng bách hóa đã làm tăng nhận thức của người tiêu dùng về phong cách mới sẽ tạo ra những nhu cầu về ngoại hình mới. Các thiết kế thời trang mới bắt đầu xuất hiện mỗi mùa.
4. Ngành may mặc ở Mỹ đầu thế kỷ 20
Tại Mỹ, vào thế kỷ 20, điều kiện làm việc tồi tệ trong nhà máy đã thu hút sự chú ý của những người tiến bộ. Các nỗ lực đoàn kết và bùng phát trong bạo lực, đình công của người lao động được xem là bị ảnh hưởng bởi các nhà xã hội tiến bộ. Phần lớn các công việc được thực hiện ngay tại các nhà máy và xưởng sản xuất đều được thực hiện bởi phụ nữ và trẻ em nhập cư.
Các nhà máy với điều kiện làm việc nguy hiểm và mức lương thấp đã trở thành vấn đề hàng đầu khi Nhà máy Triangle Shirtwaist Fire bị bùng cháy vào ngày 25 tháng 3 năm 1911. Các công nhân trẻ đã bị khóa và không thể trốn thoát khỏi địa ngục.
Khi đám cháy lan ra, 62 cô gái đã cố gắng nắm tay nhau trốn thoát nhưng không thể bởi sức nóng quá khủng khiếp. 146 công nhân đã chết vào ngày hôm đó, hai đứa trẻ nhỏ nhất chỉ mới 14 tuổi. Ống chữa cháy và thang cứu hộ không đủ cao để dập được ngọn lửa. Lưới lửa không đủ mạnh để đón những người rơi xuống.
Bi kịch đã thu hút sự chú ý của công chúng. 400.000 người đã ra đường biểu tình để thể hiện sự tôn trọng với những công nhân trẻ mất tích. Chiếc áo phông Triangle Shirtwaist Fire đã nâng cao nhận thức của công chúng và yêu cầu các quy định về an toàn và lao động tại nơi làm việc cho người lao động.
5. Ngành may mặc ở Mỹ vào giữa thế kỷ 20
Trong những năm 1930, các tạp chí thời trang dành cho phụ nữ thường có thêm các trang minh hoạ cho các mẫu quần áo mới. Nhiều phụ nữ vẫn mặc loại quần áo riêng ở nhà.
Gần cuối cuộc Đại suy thoái, chính quyền Roosevelt đã tạo ra một dự án để chuẩn hóa các kích thước cho phụ nữ. Từ tháng 7 năm 1939 đến tháng 6 năm 1940, phụ nữ ở Mỹ đã được đo để xác định kích cỡ trung bình. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được khoản chi phí sửa chữa khi mua đồ may sẵn cửa hàng nhằm tăng doanh số bán hàng may sẵn.
Khi việc sản xuất hàng loạt trở nên phổ biến hơn, phong cách quần áo cũng trở nên đơn giản hơn. Để cung cấp những sản phẩm may mặc có giá cả phải chăng hơn, lượng vải và phụ kiện được sử dụng trong thiết kế quần áo giảm đi. Tuy nhiên, quần áo thường được làm tốt hơn và có thể mặc trong nhiều năm. Các đường viền rộng hơn cho phép người mua thay đổi hoặc sửa chữa hàng may sẵn tại nhà cho phù hợp với cơ thể.
Vào giữa thế kỷ 20, mức lương của người Mỹ đã tăng lên và dẫn tới sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu. Khi sức mua tăng lên, người ta bắt đầu mua nhiều quần áo hơn. Tại Mỹ, đặc biệt là thành phố New York, là trung tâm chuyên sản xuất và phân phối hàng may mặc. Năm 1965, 95% quần áo của Mỹ đều được sản xuất ở Mỹ.
Trang phục được sản xuất bởi các công ty nhỏ và độc lập. Cuối năm 1990, Mỹ có hơn 12.000 xưởng sản xuất quần áo độc lập. Năm 1996, ngành công nghiệp dệt may của Mỹ đã sử dụng 624.000 lao động (hiện nay chỉ còn 120.000).
Các tập đoàn lớn đã tăng ngân sách cho quảng cáo để khiến cho người mua chi tiêu nhiều hơn. Các nhà bán lẻ lớn đã tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách giới thiệu các dòng sản phẩm mới thường xuyên hơn. Các thiết kế quần áo mới cũng đơn giản và các công nghệ mới cũng làm cho việc sản xuất hàng may mặc dễ dàng hơn và rẻ hơn.
6. Hàng may mặc trong thế kỷ 21
Hiện nay, 40% tổng số sợi vải được sản xuất là polyester. Vải đã trở nên mỏng hơn và ít bền hơn so với quá khứ. Thậm chí các nhãn hiệu cũng đã giảm chất lượng (giảm giá thành) để cạnh tranh với các chuỗi bán lẻ lớn.
Trong khi các cửa hàng bán lẻ giới thiệu các sản phẩm mới bốn lần trong một năm (cho mỗi mùa) thì nhiều chuỗi bán hàng sẽ thay đổi các thiết kế mới hai tuần một lần. H & M và Forever 21 được xem là mang các lô hàng mới xuất hiện gần như mỗi ngày. Forever 21 có thể tạo ra một phong cách mới, và từ ý tưởng thiết kế đến lên sản phẩm chỉ trong 6 tuần; H & M thì trong 8 tuần.
Mua sắm nhiều hơn là xu hướng thời trang nóng nhất hiện nay. Phụ nữ chỉ mặc quần áo 2 hoặc 3 lần mà không nghĩ nhiều. Tủ quần áo của họ đã trở thành nơi để chứa những bộ sưu tập quần áo mới mỗi ngày. Trong khi các ngôi nhà ở giữa thế kỷ 20 chỉ có loại tủ nhỏ, thì những ngôi nhà ngày nay có hẳn tủ quần áo trong phòng với kích thước của một căn phòng nhỏ.
7. Doanh nghiệp may mặc Mỹ chuyển hướng sang nước ngoài
Những rào cản thương mại trước đây với các quy định nhập khẩu hàng dệt may đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng may mặc của Mỹ. Trong những năm 1990, việc bãi bỏ các quy định về việc nhập khẩu hàng may mặc giá rẻ từ các nước đang phát triển mang đến thuận lợi hơn cho ngành may mặc. Hàng ngàn công nhân may mặc và thợ dệt may của Mỹ bị mất việc khi NAFTA khuyến khích ngành này chuyển hướng hoạt động từ Los Angeles sang Mexico. Mức lương của công nhân Mỹ đã bị đẩy xuống để cạnh tranh.
Các nhà máy may mặc và dệt may xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và Bangladesh nơi mà lao động có giá rẻ. Các nhà sản xuất không kiểm soát được việc gây ô nhiễm không khí và xả các hóa chất qua đường thủy. Người lao động ít được bảo vệ hơn, phải làm việc nhiều giờ hơn, bị trả lương thấp và lạm dụng.
Năm 2009, một thẩm phán liên bang phán quyết rằng Walmart không chịu trách nhiệm về những hậu quả khủng khiếp mà các công nhân nhà máy ở nước ngoài phải chịu đựng, tuyên bố rằng các công nhân nước ngoài không phải là nhân viên Walmart.
Tình trạng khó khăn ở các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu trở nên giống với nước Anh thời Victoria. Hoàn cảnh của những công nhân này đã trở thành vấn đề vào tháng 4 năm 2013 khi một nhà máy ở Dhaka Bangladesh bị sụp đổ và mất tới 1129 công nhân.