Với đôi giày cho người hay vận động hoặc giày phục vụ mục đích chạy là chính thì có rất nhiều tiêu chí lựa chọn như giày phải êm, không đau chân, có ma sát tốt… Vậy làm thế nào để chọn giày chạy bộ tốt vừa vặn cho đôi chân và bảo vệ bàn chân khỏi những va chạm có thể gây chấn thương cơ học. Hãy dành ra chút thời gian cùng Tâm Anh tìm hiểu về tiêu chí chọn giày chạy bộ trong bài viết dưới đây..
Những tiêu chí lựa chọn giày chạy bộ
Sẽ không có đôi giày chạy nào là tốt nhất cho tất cả mọi người vì thế khi chọn giày chạy bộ đừng chỉ dựa trên những tiêu chí của người khác mà cần chọn giày theo cơ chế sinh học của cơ thể, trọng lượng của bạn, hình dạng của bàn chân và địa hình nơi bạn tập luyện. Tất cả những yếu tố đó đều có thể ảnh hưởng đến việc chọn giày.
Đôi giày lý tưởng với người này có thể là thảm họa với người khác và vì thế, luôn cần một chút kiên nhẫn để tìm ra đôi giày phù hợp. Đầu tiên, cần dành một chút thời gian phân tích phong cách của bạn đang chạy trước khi quyết định, bạn sẽ thấy việc này hoàn toàn xứng đáng.
Hãy thử một loạt các giày giữa các thương hiệu khác nhau, phong cách và kích cỡ, chạy bộ xung quanh trong cửa hàng, và không sợ tìm thêm ở nơi khác nếu bạn không cảm thấy có bất kỳ đôi giày nào là phù hợp với bạn. Đừng chọn giày chạy dựa trên các màu sắc hoặc phong cách. Đôi giày bắt mắt hoặc dễ thương không hẳn là đôi giày chạy tốt nhất cho bạn.
Cách chọn giày chạy bộ theo hình dáng bàn chân
Trước khi chọn giày, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về hình dáng bàn chân và cách chúng chuyển động khi bạn chạy. Điều này sẽ giúp bạn có cơ sở tốt hơn để lựa giày riêng cho từng loại bàn chân và chuyển động.
1. Chân nghiêng vào trong khi chạy (overpronation/supinator)
Khoảng 75% dân số phù hợp với thể loại này. Khi chạy về, bàn chân xoay vào trong quá nhiều. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến việc chấn thương, bao gồm căng cơ trên mắt cá chân, đầu gối và hông. Một dấu hiệu có khả năng nghiêng chân vào trong là quá mức mài mòn trên các cạnh bên trong của đế giày của bạn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêng của chân khi chạy, bạn sẽ cần giày ổn đinh hoặc kiểm soát chuyển động hoặc ‘giày chuyển động kiểm soát”. Giày kiểm soát chuyển động đôi giày được thiết kế để sửa chữa các lỗi nghiêng chân nghiêm trọng hơn. Chúng thường nặng hơn và có một phần cứng hỗ trợ ở phần phía sau bên trong của giày, giúp bảo vệ phần bên trong giày không bị vẹo và làm chậm quá trình nghiêng chân.
2. Chân nghiêng ra ngoài khi chạy (Underpronation/Pronator)
Nếu bàn chân của bạn không nghiêng vào bên trong đủ, độ rung khi chuyển động sẽ ít được phân tán vào gót chân và nó có thể làm độ chịu lực lên chân. Những người chân nghiêng ra ngoài khi chạy có xu hướng làm mòn trên các cạnh bên ngoài đế giày của họ. Họ cần một đôi giày bình thường hoặc với lớp đệm giảm hấp thụ sốc.
3. Chân phẳng bình thường (Neutral)
Nếu bạn đã có một dấu chân bình thường, ‘giày trung lập’ hoặc ‘giày ổn định’ giày có lẽ là tốt nhất cho bạn. Nên tránh giày kiểm soát chuyển động vì chúng được thiết kế riêng cho loại chân khác và có thể gia tăng nguy cơ chấn thương của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết chọn giày phù hợp vóc dáng
Chọn giày để chạy bộ theo chức năng của giày
Nhiều bạn thắc mắc không biết chạy bộ nên mua giày nào và giày chạy bộ nào tốt nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng giày và mong muốn của bản thân mà bạn có thể chọn giày theo một số tiêu chí chức năng như sau:
1. Giày có đệm hỗ trợ
Bạn nên mang giày đệm nếu bạn là một người chạy cần phần đệm tối đa cho phần giữa bàn chân và bên cạnh bàn chân. Những đôi giày này phù hợp nhất cho người chạy với và tiếp đất với toàn bộ bàn chân hoặc mũi chân. Những người chọn giày đệm thường có vòm chân trung bình đến cao
2. Giày kiểm soát chuyển động
Bạn nên mang giày kiểm soát chuyển động nếu bạn là người chạy có xu hướng nghiêng vào trong ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng. Giày kiểm soát chuyển động sẽ cung cấp cho bạn việc kiểm soát tối đa phần rìa chân và hỗ trợ vòm chân. Giày kiểm soát chuyển động cũng phù hợp nhất cho các vận động viên nặng cân hoặc những người cần nhiều hỗ trợ và sức bền. Những vận động viên thường có vòm chân thấp (chân phẳng).
3. Giày tập luyện
Bạn nên mang giày tập luyện nếu bạn cần một đôi giày nhẹ, cân bằng với việc tập luyện nhanh hoặc tập luyện hàng ngày. Những đôi giày này phù hợp nhất với người chạy nhanh và hiệu quả và muốn tập luyện đều đặn. Những người chạy có xu hướng nghiêng vào trong ở mức trung bình cũng có thể chọn loại giày này.
4. Giày chạy đua
Bạn nên mang giày chạy đua nếu bạn có những bước chạy hợp lý, không có bất kỳ chấn thương nào tại thời điểm này và muốn có một đôi giày,đặc biệt nhanh nhẹ cho các cuộc đua. Nhiều người sử dụng giày này để luyện tập hiệu suất hoặc tập thường xuyên cho các cuộc đua.
5. Giày chạy ổn định
Bạn nên mang giày chạy ổn định nếu bạn là một người chạy cần hỗ trợ cho phần vòm chân và đệm ở gót. Những đôi giày phù hợp nhất cho người chạy chân nghiêng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và cần hỗ trợ thêm về độ bền.
6. Giày chạy đường mòn
Bạn nên mang giày chạy đường mòn nếu bạn là người thường xuyên chạy đường mòn, và đang tìm kiếm những đôi giày gồ ghề với lực kéo đế ngoài tuyệt vời và có thể chịu được điều kiện thời tiết và chịu nước. Nhiều giày chạy đường mòn thường được thiết kế thấp và bám đất để tăng sự ổn định trên các mặt đường gồ ghề.
Tips hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ đúng size
Ngoài việc lựa chọn được kiểu dáng và loại giày chạy bộ phù hợp thì người dùng cần lưu ý đến một tiêu chí khác đó chính là size của giày. Tiêu chí này đặc biệt quan trọng và nó sẽ quyết định đến sự thoải mái khi đi giày hay không.
Nhiều người thường nói “giày thừa, dép thiếu” nhưng đối với giày chạy thì mọi thứ cần vừa đủ. Giày quá chặt khiến bạn bị đau chân, giày quá rộng sẽ không ôm sát và người đi giày dễ gặp phải các chấn thương nhỏ trên đường chạy. Vì vậy để chọn giày chạy bộ chuẩn cần chọn giày vừa khít size.
Vậy làm thế nào để lựa chọn giày vừa size?
Tâm Anh gợi ý cho bạn một số mẹo nhỏ khi chọn size giày như sau:
- Nên tham khảo bảng đo size giày của các hãng trước khi mua bởi mỗi hãng sẽ có cách tính size khác nhau.
- Đo kích cỡ chân một cách chuẩn xác bằng cách dùng thước dây hoặc thước kẻ đo theo chiều dài từ gót chân đến đầu ngón chân cái.
- Trừ hao kích thước giày khoảng 0.5cm so với kích thước chân đã đo.
Kích thước chân sẽ chuẩn nhất vào chiều hoặc tối vì vậy bạn nên đo kích thước hoặc đi thử giày vào các thời điểm này.
Lời kết
Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp mọi người chọn giày chạy bộ chuẩn và phù hợp với chân của mình nhất. Những tiêu chí này có thể ứng dụng cho cả những đôi giày da nam khác hoặc những loại giày khác mà bạn yêu thích.