Da bò mộc là gì? Sản xuất, độ bền, ứng dụng da bò mộc
Trên thị trường, da bò mộc là một trong những chất liệu da được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay. Dòng da này mang đến sự tự nhiên, một nét đặc trưng riêng cũng như vẻ đẹp thời thượng, mạnh mẽ và đầy cá tính cho người dùng. Vậy da bò mộc là gì? Loại da này có bền không? Hãy cùng Đồ da Tâm Anh khám phá ngay chất liệu da này nhé!
Da bò mộc là gì?
Da bò mộc (Crust leather) là loại da bò được các đơn vị sản xuất thuộc nhưng không thêm màu, xi hay sáp trên bề mặt da giúp da vẫn giữ nguyên vẹn màu gốc. Màu gốc của da bò mộc thường là màu be sáng (Light beige) hoặc màu trắng ngà (Off white).
Bên cạnh đó, bề mặt của da trước và sau khi thuộc đều không thay đổi, vẫn giữ được các vết sẹo, vết nhăn mang đến sự tự nhiên, độc đáo và nét đẹp đặc trưng riêng trên từng miếng da. Loại da này được đánh giá là rất bền, chịu được sự va đập, lực kéo căng rất tốt. Khi chúng ta càng sử dụng thì hiệu ứng màu da trên da bò mộc càng đẹp hơn.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất da bò mộc, để lưu giữ được nét đẹp tự nhiên của chúng, người thợ gia công sẽ không phủ lên các hóa chất tổng hợp để chống trầy, chống thấm cho bề mặt da. Thay vào đó, người thợ sẽ sử dụng các chất để tạo màu đơn giản và có nguồn gốc tự nhiên như Mink Oil…
Da bò mộc có bền và tốt không?
Da bò mộc có tốt không? Da bò mộc có bền không? có lẽ là những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất về loại da này. Vậy để biết nó có tốt không, hãy tham khảo những thông tin sau đây của Tâm Anh nhé!
1. Đánh giá độ cứng da bò mộc
Trên mỗi sản phẩm làm từ da bò mộc sẽ có độ cứng là khác nhau. Lý do là bởi các sản phẩm sẽ được làm từ những phần da khác nhau trên nguyên tấm da bò, tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Phần da ở trên u của con bò sẽ thường dày và chai sần.
- Phần da ở bụng bò thường sẽ mềm và không được đanh như da phần vai, lưng.
- Phần da được đánh giá cao về sự đồng đều và đạt được độ dày vừa phải thì phải thể kể tới phần da ở ngang hông hoặc sau mông con bò.
Ngoài ra, sự đậm nhạt về màu sắc trên mỗi sản phẩm da bò mộc cũng sẽ phụ thuộc vào từng vị trí mà miếng da đã được cắt ra.
2. Vết rạn ở trên bề mặt da bò mộc
Những vết rạn xuất hiện trên da bò không những không làm mất đi tính thẩm mỹ mà chúng lại chính là nét đặc trưng, mang đến một mảnh da tuyệt đẹp. Các vết rạn da thường sẽ xuất hiện khi bò tăng trưởng quá nhanh hoặc phát phì trong khoảng thời gian ngắn.
Chính điều này đã tạo ra những hoa văn vô cùng độc đáo trên bề mặt da bò gây ấn tượng với các tín đồ về đồ da.
3. Đường ven (tĩnh mạch, mạch máu) trên da bò mộc
Không chỉ vết rạn mà đường ven cũng mang đến một vẻ cực kỳ “chất” cho da bò mộc. Khi lấy da bò vào mùa đông thì chúng ta sẽ thấy trên da chúng xuất hiện nhiều đường ven hơn, bởi thời tiết lạnh máu sẽ được luân chuyển lên gần bề mặt da hơn để giữ ấm cho cơ thể.
4. Lỗ chân lông trên da bò mộc
Nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì sẽ thấy các lỗ chân lông xuất hiện trên da mộc, nếu trong khâu thuộc da không được xử lý hoàn toàn, cẩn thận thì từng lỗ chân lông sẽ nhìn thấy rõ rệt trên các lớp da bò rám nắng.
5. Vết nhăn trên da bò mộc
Vết nhăn trên bề mặt da bò cũng là một trong các yếu tố để đánh giá độ bền tốt của chất liệu da này. Thông thường ở da mộc, các nếp nhăn sẽ rất hạn chế và ít có khả năng bị nhăn khi gập lại. Bởi vậy mà bề mặt của chất liệu da bò này khá phẳng phiu và hoàn hảo.
Có thể bạn quan tâm: Da lợn là gì?
6. Dấu ấn của nông trại
Đây chính là dấu hiệu nhận biết những chú bò được các nông trại sở hữu. Các dấu ấn này có thể là chữ cái, số hay một hình dạng nào đó.
Ở các nước đang phát triển của Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á, có nhiều chủ nông trại sẽ đặt làm con dấu riêng bằng sắt nhưng cũng có người sẽ tự nung nóng một miếng sắt nhỏ để làm ký hiệu lên thân bò. Khi xử lý những mảng da có dấu ấn nông trại, các bạn nên hết sức nhẹ nhàng và cẩn trọng để tránh làm hỏng phần da này.
7. Vết sẹo, vết chai
Thông thường, chúng ta sẽ dễ thấy các vết trầy xước xuất hiện khi các chú bò luồn qua hàng rào thép gai hay những bụi cây gai, xương rồng sẽ gây các vết xước dài, thâm và chai lỳ. Hoặc cũng có khả năng bị các chú bò khác húc, đá quá mạnh gây ra. Các vết xước thường rộng, kéo dài khoảng 1 inch thậm chí vài inch.
Ngoài ra, những chú bò hay có thói quen ngủ nghiêng một bên trong nhiều năm, hoặc hay cọ xát một chỗ nhiều lần sẽ tạo ra những vết chai trên da. Các vết chai này thường sẽ nhẵn, không sần lên, khoanh nhỏ tại một vùng da nhất định.
8. Các vết côn trùng cắn
Những vết sẹo thâm hoặc trắng xuất hiện trên da bò mộc thường là những vết thương do muỗi chích hay ruồi bọ cắn để lại.
Tại sao nên sử dụng đồ được làm từ da bò mộc?
Trong những năm gần đây, da bò mộc đang dần phổ biến hơn trong lĩnh vực thời trang, phụ kiện đồ da bởi nét đẹp tự nhiên và những đặc tính vượt trội hơn các phương pháp thuộc da khác.
- Da bò mộc được sản xuất thuộc da nhưng vẫn giữ được màu sắc và kết cấu tự nhiên, mang tính thẩm mỹ cao và bền bỉ với thời gian. Loại da bò này càng sử dụng sẽ càng mềm và bóng, ngả màu tự nhiên tạo nên sự độc nhất, không trùng lặp.
- Để có được một tấm da đẹp và ít lỗi thì da đó phải được sản xuất từ nguồn gia súc khỏe mạnh, có môi trường sống tốt và chất lượng.
- Da bò mộc được sản xuất theo quy trình đạt tiêu chuẩn, luôn giữ sự tự nhiên của chất liệu nên chúng cực thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng
- Chất liệu da này có màu sắc, kết cấu tự nhiên; có mùi thơm nhẹ nhàng, không gây khó chịu luôn tạo nên phong cách sang trọng và đẳng cấp cho người dùng.
Cách bảo quản da bò mộc
Bất cứ loại da nào kể cả da bò mộc, để giữ được tính thẩm mỹ và độ bền đạt mức tuyệt đối thì cách chăm sóc, bảo quản da là rất quan trọng.
1. Chăm sóc da mộc bằng tay
Bạn sử dụng một lượng dầu hoặc kem dưỡng sau đó dùng ngón tay cái vừa ấn vừa di chuyển theo hình tròn trên bề mặt da. Cách làm này sẽ cần khá nhiều thời gian nhưng sẽ giúp da đều màu hơn.
2. Sử dụng bàn chải đúng cách để vệ sinh da mộc
Thay vì dùng tay, bạn có thể dùng bàn chải rộng khoảng 3cm để vệ sinh, loại bỏ bụi và mảnh vụn bám trên bề mặt da và sau đó phủ lên lớp dưỡng đánh mịn và tán đều.
Bạn nên chọn loại bàn chải được làm từ lông động vật là tốt nhất vì nó mềm và dễ uốn. Không nên chọn loại làm từ lông heo hay sợi tổng hợp vì lớp dầu của da sẽ bị mài mòn.
3. Sử dụng vải mềm để chăm sóc da
Bạn nên chọn loại vải mịn, mềm như vải canvas hay twill để vệ sinh da, tránh làm hư tổn da trên các sản phẩm của bạn.
4. Dầu dưỡng để chăm sóc da mộc
Hiện nay các loại dầu dưỡng chủ yếu có 2 thành phần chính là sáp và dầu. Đối với da mộc thì bạn nên sử dụng các loại dưỡng có hàm có trên 50% hàm lượng dầu. Còn với các loại da khô hoặc da cũ thì bạn nên sử dụng các loại dầu nguyên chất sau đó sẽ dùng sáp.
Tâm Anh mời bạn xem thêm chia sẻ thú vị khác từ chúng tôi:
Da bò mộc là chất liệu có tính thẩm mỹ cao, độ bền và khả năng chống chịu tốt. Hy vọng thông qua bài viết này của Đồ da Tâm Anh, các bạn có thêm các kiến thức thú vị và đã hiểu được da bò mộc là gì cũng như cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào cho hợp lý nhất.