Bán hàng online:19002192
Danh mục
( 0 sản phẩm )

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Vải gió là vải gì? Phân loại, chất liệu, ứng dụng may mặc 2024

28 tháng 01
10:13
3169
Vải gió là vải gì? Phân loại, chất liệu, ứng dụng may mặc 2024

Đã bao giờ bạn tự hỏi chiếc áo gió mà bạn hay mặc được may bằng loại vải gì chưa? Đúng như bạn nghĩ đó, áo gió của bạn được may bằng chất liệu vải gió. Vậy vải gió là loại vải gì? Có thể giữ ấm, chống chịu nước tốt hay có giá thành rẻ hay không? Cùng Đồ da Tâm Anh khám phá chi tiết về chất liệu gió hiện nay trên thị trường cùng các ứng dụng của nó trong đời sống nhé!

Vải gió là gì?

Vải gió được biết đến là chất liệu được làm từ sợi PVC hoặc sợi nilon, có ưu điểm là khả năng chống nước và cản gió. Bên cạnh đó, loại vải này cũng có nhược điểm là không thấm mồ hôi và khá bí bức nếu mặc trong thời tiết nóng.

vải gió

Chúng được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt là thời trang mùa thu đông. Vào mùa này, bạn thường gặp những loại áo gió, quần gió, bộ gió hay quần chất gió trong các cửa hàng thời trang. Thậm chí loại vải này còn được sử dụng làm lớp vải ngoài cùng của các mẫu áo khoác như áo phao hay áo khoác…

Có mấy loại vải gió?

Vải gió có mấy loại, có thể phân loại theo các tiêu chí nào? Cùng Đồ da Tâm Anh phân loại chất liệu vải chi tiết dưới đây: 

1. Phân loại vải theo cấu tạo bề mặt

Loại vải gió lì

Ngoài cái tên trên thì người ta còn thường gọi nó là vải gió trơn. Mẫu vải này được yêu thích bởi bề mặt mịn màng, sợi vải dệt mỏng mang đến bề mặt hoàn hảo và lì nhất. Vải trơn có rất nhiều màu sắc khác nhau với ưu điểm vải phẳng, cản gió, không dễ nhăn, chống bụi bẩn. Bên cạnh đó, giá thành của loại vải này cũng khá phải chăng nên thường được chọn để may áo đồng phục.

Loại vải gió gân

Đúng như cái tên của nó, vải gân có bề mặt gồ lên, dày hơn vải lì, có khả năng chống thấm nước, cản bụi và chống gió tốt. Bề mặt vải được thiết kế các đường vân giúp vải khó bị bám bẩn hơn. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng giúp áo có tính thẩm mỹ, sang trọng và đẹp mắt hơn.

phân loại vải gió

Vải gió trám

Ngoài các sợi nhân tạo thông thường, vải trám còn được trộn thêm sợi tơ tằm giúp bền mặt vải có hiệu ứng thanh lịch hơn. Một số mẫu vải trám còn được dệt hoa văn nhằm giúp mẫu áo đồng phục hay mẫu áo gió có điểm nhấn và bớt nhàm chán hơn so với loại vải trơn.

Ngoài ra, khả năng chống bụi bẩn, cản gió hay chống nước của loại vải này cũng không hề thua kém các chất liệu còn lại. Nhược điểm duy nhất của vải trám chính là giá thành khá đắt đỏ nên bạn sẽ hơi đau ví khi sử dụng chất liệu vải này.

Vải gió nhũn

Đây là một loại chất liệu không hay được lựa chọn bởi chúng có một số nhược điểm không phù hợp với mục đích may đồng phục hoặc in logo. Vải gió nhũn hay micro polyester sở hữu bề mặt mỏng, dễ bị sun, nhăn nếu in nhiệt.

Chất liệu này thường được dùng để may lớp bên ngoài của áo phao siêu nhẹ hoặc áo khác mỏng để cố định bông hoặc long vũ.

2. Phân loại vải theo mùa

Theo từng mùa trong năm, ta có các loại vải gió như sau:

Vải mùa mưa

Vải nylon: Loại vải được đề cập nhiều nhất vào mùa này là vải nylon, mẫu vải được dùng nhiều nhất để may áo gió. Ưu điểm của loại vải này là khả năng cản gió cực tốt và chống nước tối ưu. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm chính là không quá thẩm mỹ và thân thiện với môi trường, có thể tạo ra tiếng động sột soạt khi vận động.

Vải Polyester: Vải poly gió hay polyester sở hữu thành phần 100% sợi PE, một số xưởng sản xuất có thể bổ sung thêm thành phần pha nilon, thường được dùng để may áo gió hoặc lớp ngoài của áo khoác, áo jacket… Mẫu vải này có ưu điểm bền, nhẹ, có khả năng chống nước và chống gió tốt. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm hơi bí bách và không thấm hút mồ hôi.

các loại vải gió

Vải Polyurethane: Đây cũng là mẫu vải được ưu tiên sử dụng trong các mùa mưa với ưu điểm vải chống nước, mỏng nhẹ, thoáng và không nhăn. Chúng cũng có nhược điểm là khả năng cản gió khá kém.

Vải mùa nóng

Cotton: Đây là chất liệu vải được rất nhiều người yêu thích bởi tính ứng dụng cao và nhiều ưu điểm vượt trội như bền, nhẹ, mềm, đa dạng màu sắc, thấm mồ hôi tốt và khá thoải mái. Nhược điểm lớn nhất của vải cotton chính là hay bị loang khi ra nhiều mồ hôi và khó vắt bằng tay.

Linen: Linen hay vải lanh cũng được xem là chất liệu không thể thiếu trong mùa nóng bức bởi lợi thế nhẹ, thoáng mát, nhanh khô. Vải lanh cũng có nhược điểm dễ bị nhăn và co lại khi giặt nếu người dùng không biết cách bảo quản.

Phân biệt vải gió và vải dù

Vải dù là một chất liệu được dệt từ các sợi nhân tạo như nylon, poly… có tên tiếng Anh là parachute fabric. Bề mặt của loại vải này được làm thô hơn so với vỉa gió bởi nó được thêm vào các thành phần sợi thô. Vải dù được phân loại theo độ dày của vải, bao gồm 200D, 600D hoặc 800D…

chất liệu vải gió

Hai loại vải này nhìn chung không quá khó để phân biệt. Vải gió có bề mặt mịn, thường không có thêm các họa tiết, mỏng hơn và không được dùng chất liệu cotton để may như vải dù. Một số loại vải dù được sử dụng để may balo hay ghế ngồi dã ngoại có cách dệt may rất khác.

Ưu nhược điểm của vải gió

Chất liệu gió sở hữu rất nhiều ưu điểm, có thể kể đến một số điểm nổi bật như:

1. Ưu điểm

Chất liệu gió dành cho mùa mưa và mùa đông đều có khả năng chống gió và chống thấm nước tốt.

vải gió là vải gì

Loại vải có thể sử dụng vào cả mùa nóng và mùa lạnh

Với các loại vải mùa nóng, vải cotton có độ thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ, mềm và độ bền tốt. Đồng thời vải cotton còn khá dễ nhuộm màu nên chúng sở hữu rất nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng.

2. Nhược điểm

Khi mặc vào mùa đông, vải gió gây cảm giác bí hơi, form áo đứng không tốt. Một số loại vải có bề mặt mỏng, nhăn, không thích hợp in logo. Chính vì thế bạn chỉ nên dùng loại vải này để may áo khoác hay áo phao trần bông vì lớp bông co giãn sẽ không làm vải nhăn nhúm.

Các loại vải mùa nóng sở hữu khả năng thấm hút cao khiến áo dễ bị lộ vết loang của nước khi đổ mồ hôi. Vải hút nước nhiều hơn trong khi giặt nên khi giặt tay sẽ khó vắt hơn so với các loại vải khác.

Hướng dẫn lựa chọn vải may áo khoác gió theo từng vùng miền

Mỗi vùng miền lại có đặc tính khí hậu khác nhau nên việc sử dụng vải may áo khoác vì thế cũng phải khác nhau.

1. Vải gió may đồng phục miền Bắc

Thời tiết mùa đông miền Bắc rất lạnh, lạnh hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam. Chính vì thế, bạn nên chọn vải tricot để may áo gió giữ ấm mùa này.

Ngược lại, mùa nóng tại đây khá nực và khô nên khuyến khích bạn may áo gió bằng các loại vải thoáng khí để thoải mái hơn.

vải gió chống nước

Miền Bắc nên sử dụng vải tricot

2. Vải gió may áo khoác đồng phục miền Trung

Khí hậu miền Trung cực kỳ khắc nghiệt, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ cao nhất có thể đạt đến trên 40 độ C nhưng mùa đông thì lại rất lạnh. Do đó, khuyến khích bạn chọn vải tricot hoặc vải len để may áo gió mùa đông giữ ấm tốt hơn.

Mùa hè nóng nực kéo theo sự xuất hiện của các tia UV, bạn hãy chọn các loại vải thoáng như polyester hay nylon để mặc vào mùa này nhé.

vải gió may đồng phục

Vải polyester phù hợp thời tiết miền Trung

3. Vải gió may áo khoác đồng phục Nam

Miền Nam sở hữu kiểu khí hậu thiên về nóng nhiều hơn lạnh, kể cả trong mùa mưa. Vì thế, bạn có thể chọn các loại vải may áo gió mùa nóng để có thể mặc chống bụi, chống nắng hoặc mang vào mùa mưa.

vải gió may áo khoác đồng phục

Miền Nam có thể sử dụng áo gió quanh năm

Ứng dụng của vải gió trong may mặc 2024

Không chỉ riêng dòng sản phẩm áo điều hòa mà hầu hết các sản phẩm được may bằng chất liệu gió đều có tính ứng dụng rất cao. 

Bạn có thể dễ dàng thấy chất liệu này được sử dụng quanh năm, mùa hè dùng như một chiếc áo chống nắng kết hợp quạt gió làm mát cơ thể, mùa đông lại có khả năng che chắn tốt và giúp giữ ấm cho cơ thể người dùng. Chính vì thế, trong ngành may mặc 2024, vải vẫn sẽ là một trong những chất liệu được đưa vào sản xuất quy mô lớn.

Vải được phối với nhiều màu sắc khác nhau nên bất kể bạn ở độ tuổi nào, yêu thích màu sắc nào thì cũng đều có thể dễ dàng chọn cho mình một chiếc áo phù hợp.

Ưu điểm lớn nhất khiến cho vải gió được nhiều người ưa chuộng chính là giá cả phù hợp. So với những sản phẩm cùng loại thì giá bán của áo điều hòa thường rẻ hơn nhiều, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của phần lớn người lao động hiện nay. 

Tâm Anh mời bạn xem thêm các loại chất liệu vải khác:

Hy vọng với những thông tin về mẫu vải gió đa năng, hữu ích mà Đồ da Tâm Anh chia sẻ ở trên có thể đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của bạn và người thân. Đừng quên bấm theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Tuấn Dương
Tôi là Tuấn Dương Leather, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đồ da tại Việt Nam. Hiện tôi đang công tác và làm việc tại Đồ da Tâm Anh. Với những kiến thức của bản thân, tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin chuyên sâu về đồ da, mẹo và các hướng dẫn sử dụng đúng cách các sản phẩm về da
Bình luận bài viết

Không có bình luận

    Nhập số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại sau!

    X