0

Giỏ hàng (0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Vải dệt kim là gì? Ưu, nhược điểm? Phân loại và ứng dụng trong cuộc sống

Vải dệt kim là gì? Ưu, nhược điểm? Phân loại và ứng dụng trong cuộc sống

Vải dệt kim là cái tên không còn quá xa lạ trong lĩnh vực thời trang may mặc tại Việt Nam. Vậy vải dệt kim là gì? Chất liệu vải này có những đặc điểm nổi bật nào? Có những loại vải dệt kim nào được sử dụng phổ biến hiện nay. Để giải đáp được những thắc mắc trên, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Đồ da Tâm Anh.

Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim là gì

Vải dệt kim là loại vải được tạo nên từ sự liên kết hệ thống giữa những vòng sợi với nhau. Những vòng sợi này liên kết theo một quy luật nhất định. Sau đó tạo thành vòng nhờ hệ thống kim dệt để giữ các vòng sợi trước khi những vòng sợi mới được hình thành phía trước vòng sợi cũ. Những vòng sợi cũ được lồng qua vòng sợi mới và tạo thành vải dệt kim.

Máy dệt kim là gì?

Máy dệt kim là thiết bị máy móc được sử dụng để sản xuất vải dệt kim và các sản phẩm dệt kim khác. Tùy vào kiểu dệt và đan các sợi vải với nhau, máy dệt kim chia thành 2 loại chính. Đó là máy dệt kim đan dọc và máy dệt kim đan ngang.

Máy dệt kim là gì

  • Máy dệt kim đan dọc: Là kiểu máy hoạt động dựa trên các sợi vải được đặt vào mỗi một kim. Sau đó các sợi vải này sẽ tạo thành một vòng tròn.
  • Máy dệt kim đan ngang: Là loại máy hoạt động dựa trên các sợi lần lượt được móc vào tất cả các kim để tạo ra vải dệt kim.

Đặc điểm nổi bật của chất liệu vải dệt kim

Đặc điểm nổi bậy vải dệt kim

Sau khi tìm hiểu vải dệt kim là gì thì bạn cần nắm được đặc điểm của chúng. Vải dệt kim là chất liệu vải khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Chất liệu này có những đặc điểm sau đây:

  • Loại vải này có khả năng giữ nhiệt tốt nhưng vẫn đảm bảo được quá trình thoát khí giữa cơ thể với môi trường xung quanh.
  • Chất vải tương đối ít nếp nhăn, gần như không cần ủi sau khi giặt.
  • Bề mặt chất liệu vải thoáng, mềm và có độ xốp.
  • Dễ dàng giặt giũ, vệ sinh và bảo quản qua các mùa.
  • Vải dệt kim có độ thanh mảnh độc đáo.
  • Có độ co giãn tốt.
  • Dễ thấm hút và thoát mồ hôi. Do đó không gây ra những kích ứng cho da như nhiều chất liệu vải thông thường khác.

Phương pháp, quy trình sản xuất vải dệt kim

Hệ thống kim dệt sẽ giữ vòng sợi trước. Sau đó quá trình các vòng sợi mới được hình thành ở phía trước các vòng sợi cũ. Những vòng sợi cũ sẽ được lồng qua lại với các sợi mới tạo ra đường ziczac. Từ đó tạo thành vải dệt kim. 

Trên mỗi hàng vòng sợi, các sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên sang trái hoặc phải. Thời điểm này, hệ thống kim dệt sẽ tạo ra một cơ cấu chuyển động nâng lên, hạ xuống và kết hợp với việc đóng mở kim.

Quy trình sản xuất vải dệt kim

Thông thường, cấu trúc vải dệt kim bao gồm: 

  • Các cột dọc hay còn còn gọi với cái tên cột vòng (Wale).
  • Các hàng ngang hay còn gọi là hàng vòng (Coure).

Ưu/nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang

Trong các loại vải hiện nay trên thị trường, vải dệt kim là một trong những dòng vải có cấu trúc đơn giản. Tuy nhiên, chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

1. Ưu điểm của vải dệt kim

Ưu điểm vải dệt kim

Vải dệt kim thường được sản xuất theo hướng công nghiệp và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Bề mặt chất liệu vải cực kỳ mềm mại và xốp nhẹ, vô cùng thông thoáng. Tạo sự dễ chịu và thoải mái cho làn da người sử dụng.
  • Loại vải này có tính đàn hồi và co giãn tốt. Vì vậy, chúng có khả năng chịu được áp lực hoặc  lực căng tốt hơn nhiều so với một số chất liệu vải khác.
  • Giữ nhiệt tốt nhưng không làm ảnh hưởng tới quá trình thông thoáng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh.
  • Chất liệu vải dệt kim rất ít khi bị nhàu và dễ dàng giặt giũ và bảo quản. 
  • Vải có độ mảnh sợi tốt, mang tới nét thẩm mỹ nhất định cho phong cách thời trang của bạn.
  • Loại vải này cũng rất dễ co bóp, vừa vặn với cơ thể người mặc nên không cần cắt vá nhiều.

2. Nhược điểm của vải dệt kim

Nhược điểm vải dệt kim

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì vải dệt kim cũng còn một số điểm hạn chế như sau:

  • Phần mép vải dệt kim thường dễ bị quăn méo.
  • Dễ bị tuột các vòng sợi đan.
  • Chất liệu vải này dễ giãn nếu có một lực căng quá mạnh. Bởi vậy qua một thời gian sử dụng các sản phẩm từ chất liệu này dễ bị biến dạng. Và cũng sẽ khó chỉnh sửa được. 

Các loại vải dệt kim phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng các loại vải dệt kim. Mỗi loại vải sẽ có những đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số loại vải dệt kim đang được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay.

1. Vải dệt kim kiểu đan ngang (Weft knitting)

Vải dệt kim Weft knitting được dệt từ rất nhiều tổ sợi khác nhau và tương ứng với số kim. Tất cả sẽ đều tham gia để tạo vòng và tạo ra vải. Loại vải kim dệt ngang này có thể được làm ra bằng tay hoặc bằng máy. Một số loại vải cơ bản từ kiểu dệt kim này bao gồm:

1.1. Vải Single Jersey

Loại vải này có mặt trái và phải có sự khác biệt rõ rệt. Mặt trái thường được dệt gồm các hàng vòng còn mặt phải của vải bao gồm các trụ vòng. Thông thường, vải Single Jersey có độ dày trung bình và khi sử dụng dễ bị quăn phần mép.

Vải dệt kim Single Jersey

1.2. Vải Interlock

Cả 2 mặt của chất liệu vải Interlock đều giống nhau và đều được coi là mặt phải. Có thể thấy, những cột vòng phải của lớp vải Interlock được xếp chồng khít lên nhau và hoàn toàn bị những cột vòng phải của lớp vải kia che lấp. Loại vải Interlock có bề mặt mịn bóng, không bị tuột vòng, độ co giãn thấp và không bị quăn mép khi sử dụng.

1.3. Vải Rib

Loại vải này có khả năng đàn hồi tốt, độ dày cao và ít bị quăn mép khi sử dụng như các loại vải dệt kim khác. Vải Rib này có cấu trúc 2 mặt phải và được tạo ra từ các cột vòng phải nằm đan xen với các cột vòng trái và tạo nên 2 lớp cột vòng trên 2 mặt phẳng song song với nhau.

Vải dệt kim Rib

2. Vải dệt kim kiểu đan dọc (Warp Knitting)

Loại vải Warp Knitting thường được thực hiện bởi máy móc và hiện nay có 3 loại vải dệt kim đan dọc cơ bản như sau:

2.1. Vải Raschel

Loại vải này có cấu trúc khá phức tạp với hệ thống các mắt lưới vải thưa. Hai mặt của vải Raschel tương tự nhau về cấu trúc. Chất liệu vải này hầu như không co giãn nên trong thời trang nó thường được sử dụng để làm vật liệu thông gió.

Vải dệt kim Raschel

2.2. Vải kiểu Milan

Vải kiểu Milan có cấu tạo gồm các đường chéo ở mặt phải và các sườn gân dọc rõ nét nằm phía mặt phải. Trọng lượng vải khá nhẹ, có sự ổn định, bền bỉ và bề mặt vải mịn, đứng form dáng hơn so với các chất liệu vải khác.

2.3. Vải kiểu Tricot

Loại vải này có mặt phải là các gân sọc dọc và mặt trái là hệ thống gân ngang tạo nên kết cấu vải mềm mại, độ đàn hồi cao và hầu như không bị giãn ngang.

Vải dệt kim kiểu Tricot

Ứng dụng vải dệt kim vào trong đời sống

Vải dệt kim được ứng dụng phổ biến và rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực thời trang may mặc mà còn được ứng dụng tạo ra các sản phẩm dùng trong trang trí không gian nội thất cho ngôi nhà/ văn phòng của bạn.

Ứng dụng vải dệt kim

Cùng Đồ da Tâm Anh điểm lại những ứng dụng quan trọng từ chất liệu vải dệt kim như sau: 

  • Vải dệt kim thường được dùng để thiết kế, tạo ra các sản phẩm mang tính mềm mại, nhẹ nhàng, thoải mái như: áo khoác mềm, áo phông, váy đầm…
  • Chất liệu này còn được sử dụng để may áo khoác hay quần…cần độ dày và độ bền cao.
  • Loại vải này cũng được dùng để may balo, túi xách… cần có mật độ vải dài, không có khe hở.
  • Dùng để thiết kế đồ mặc ở nhà, đồ lót có sự nhẹ nhàng, thông thoáng.
  • Ngoài ra, loại vải này còn được lựa chọn để thiết kế đồ nội thất như rèm cửa, chăn ga gối ….

 Cùng Tâm Anh khám phá thêm các loại vải được ứng dụng nhiều hiện nay:

Lời kết

Nội dung bài viết trên, Đồ da Tâm Anh đã chia sẻ tới bạn đọc về vải dệt kim là gì cũng như các thông tin xoay quanh chất liệu vải này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này và lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho nhu cầu sử dụng của bản thân.

Đánh giá bài viết
0/5 - (0 bình chọn)
Tuấn Dương
Tôi là Tuấn Dương Leather, là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đồ da tại Việt Nam. Trước Tâm Anh, tôi đã công tác tại một Local Brand nổi tiếng của Việt Nam và từng đi du học tại...
Bình luận bài viết

Không có bình luận

Tin liên quan

Bảng size giày của nhà Tâm Anh

    Nhập số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại sau!