Bán hàng online:19002192
Danh mục
( 0 sản phẩm )

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng hợp thuật ngữ chuyên ngành về đồ da có thể bạn chưa biết

30 tháng 09
08:12
39
Tổng hợp thuật ngữ chuyên ngành về đồ da có thể bạn chưa biết

Bạn là người yêu thích đồ da và muốn tìm hiểu sâu hơn về chất liệu này? Đằng sau mỗi sản phẩm da cao cấp là cả một thế giới thuật ngữ chuyên ngành phong phú. Mỗi từ đều mang một ý nghĩa riêng biệt, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của sản phẩm. Hãy cùng Đồ da Tâm Anh khám phá những thuật ngữ này để trở thành một người tiêu dùng thông thái nhé!

  1. Altered Leather (Corrected Grain): Da đã qua xử lý bề mặt bằng cách mài hoặc chà, tạo thành bề mặt mới ít khuyết điểm hơn.
  2. Aniline: Da được nhuộm màu bằng cách phun lên bề mặt mà không có lớp phủ bóng, giữ nguyên kết cấu tự nhiên.
  3. Aniline Dye (Aniline Leather): Da được nhuộm lâu trong bể nhuộm mà không sử dụng bất kỳ chất phủ nào.
  4. Bark Tanned: Phương pháp thuộc da sử dụng vỏ cây làm tác nhân chính.
  5. Base Dyes: Da được nhuộm nhanh với màu cơ bản trước khi áp dụng lớp sơn màu tùy ý.
  6. Belly: Phần da nằm ở bụng của con vật, giữa hai chân trước và sau.
  7. Blue Leather: Da thuộc bằng muối chrome, chưa qua quá trình ép nước hoặc sấy khô, thường có màu xanh lam nhạt.
  8. Brush Coloring: Quy trình nhuộm da bằng cọ mà không thẩm thấu vào bên trong.
  9. Buffed Leather: Loại da mà bề mặt phía trên đã được loại bỏ bằng máy hoặc bằng tay.
  10. 10.Chrome Re-tan: Da được thuộc bằng muối chrome trước, sau đó được thuộc lại bằng thảo mộc hoặc hóa chất khác để cải thiện tính chất.
  11. Chrome Tanned: Da được thuộc hoàn toàn bằng muối chrome, giúp da mềm mại và giữ nguyên màu sắc tự nhiên.
  12. Combination Tannage: Da được thuộc bằng muối chrome kết hợp với các phương pháp tự nhiên khác để tăng độ mềm và dẻo.
  13. Calf: Da của con bê (bò con), tức là bò chưa trưởng thành.
  14. Cow Hide: Da của bò cái đã từng sinh sản.
  15. Crust: Da đã được thuộc nhưng chưa qua xử lý vật lý hoặc hóa chất (da mộc).
  16. Degrained Leather: Bề mặt da đã được làm mịn.
  17. Drum Dyeing: Quy trình nhuộm da bằng cách quay trong thùng gỗ lớn, giúp thẩm thấu màu hiệu quả hơn.
  18. Embossed Leather: Da được dập vân giống vân thật của các loài động vật hoặc in họa tiết trang trí bằng khuôn nhiệt.
  19. Fat Tanned: Quy trình thuộc da sử dụng chất béo từ động vật, giúp thay đổi cấu trúc collagen.
  20. Fat Wrinkle: Nếp nhăn tự nhiên do chất béo trong cơ thể tạo ra, dùng để phân biệt giữa da thật và giả.
  21. Finish: Công đoạn cuối cùng của quá trình làm da, bao gồm phun màu, đánh bóng, và phủ bóng.
  22. Fleshing: Quy trình lạng bỏ thịt và mỡ từ da bằng tay hoặc máy.
  23. Full Grain: Da giữ nguyên mặt tự nhiên, chỉ loại bỏ lông mà không qua quá trình chà nhám.
  24. Grain: Bề mặt da, bao gồm các lỗ chân lông, tế bào, nếp nhăn, và các đặc điểm tự nhiên khác.
  25. Grain Character: Các dấu hiệu tự nhiên trên bề mặt da.
  26. Grain Embossed: Các đặc điểm tự nhiên trên bề mặt da được dập nổi nhân tạo.
  27. Grain Sueded (Nubuck Leather): Quy trình đánh bóng để tạo ra hiệu ứng da nhung mịn.
  28. Hand: Quy trình dùng tay để cảm nhận độ mềm và mịn của da.
  29. Hand Antiqued: Quy trình dùng tay nhuộm bề mặt da bằng màu sắc tương phản để tạo hiệu ứng cũ.
  30. Hide: Từ chỉ tấm da của các loại động vật lớn như bò, ngựa.
  31. Kip: Da của những loài động vật lớn chưa trưởng thành như bò, trâu, ngựa.
  32. Leather: Từ chung cho da động vật sau khi đã qua quá trình thuộc.
  33. Leatherette: Sản phẩm giả da được sản xuất để mô phỏng da thật.
  34. Liming: Quy trình làm sạch lông từ da tươi bằng hóa chất.
  35. Matte Finish: Giai đoạn phun sơn để tạo bề mặt nhìn phong cách và sang trọng hơn.
  36. Milling: Quy trình làm mềm da và tăng mật độ hạt bằng cách quay trong thùng với nhiệt độ và nước phun sương.
  37. Natural Grain: Vân tự nhiên không qua các quá trình tạo vân bằng dụng cụ hoặc hóa chất.
  38. Patina: Quá trình “lên nước” tự nhiên do tác động từ nước, mồ hôi, và ma sát.
  39. Perforated: Quy trình cắt lỗ nhỏ trên da để tạo khuôn mẫu.
  40. Pigmented: Da đã được nhuộm màu, có lớp phủ bóng dày để bảo vệ bề mặt.
  41. Printed Leather: Da được in họa tiết hoặc dập vân bằng máy.
  42. Protected Leather: Da được phủ hóa chất đặc biệt có khả năng chống thấm nước và chống trầy xước.
  43. Pull-up: Da mềm mại tự nhiên, được nhuộm Aniline và có lớp xử lý dầu hoặc wax, màu sắc sẽ nhạt đi khi kéo dãn.
  44. Pure Aniline: Da chỉ được nhuộm xuyên suốt, vẫn giữ lại các dấu vết tự nhiên.
  45. Raw Hide: Da tươi còn nguyên lông, chưa qua quy trình thuộc.
  46. Reconstructed Leather: Chất liệu được tạo thành từ các sợi collagen đã được tái tạo.
  47. Retanned: Da được thuộc một lần nữa bằng phương pháp trước đó hoặc phương pháp khác.
  48. Sammiering: Công đoạn ép da trong quá trình thuộc để loại bỏ nước.
  49. Semi-aniline: Da được xử lý màu sắc bằng cách nhuộm xuyên tâm hoặc không xuyên tâm, có lớp phủ bóng mỏng.
  50. Shrunk (en) Grain: Da được thuộc và xử lý đặc biệt để tạo ra bề mặt có hạt và đường rãnh tự nhiên.
  51. Side: Một nửa của tấm da bên phải hoặc trái, cắt theo đường giữa.
  52. Split: Quy trình lạng mỏng da thành các độ dày khác nhau.
  53. Strap Leather: Da nặng thích hợp cho công nghiệp hoặc đồ nội thất.
  54. Suede Split: Da lộn, phế phẩm từ quá trình lạng da.
  55. Suede: Da lộn, phần da còn lại sau khi chà nhám, có bề mặt mịn như nhung.
  56. Tanning: Quy trình chuyển đổi da tươi thành da thuộc, thay đổi cấu trúc collagen để da không bị phân hủy.
  57. Top Finished: Da được phủ lớp hóa chất lên bề mặt như phủ bóng, phủ màu hoặc phủ chống thấm.
  58. Top Grain: Lớp da sau khi lạng hoặc chà nhám, loại bỏ lông và lớp trên cùng.
  59. Trim: Loại bỏ các cạnh ngoài của da để bảo đảm tính thẩm mỹ.
  60. Vegetable Tanned: Phương pháp thuộc da sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như tinh dầu, vỏ cây, lá cây.
  61. Water-resistant (Repellent Leather): Da chống nước nhờ hóa chất hoặc ngâm trong dầu, sáp.
  62. Weight: Trọng lượng của da, thường được tính bằng ounce hoặc kilogram.
  63. Wax(ed) (Waxy) Leather: Da thuộc bằng thảo mộc hoặc muối chrome, được ngâm trong sáp hoặc dầu.

Lời kết 

Việc hiểu rõ về các thuật ngữ chuyên ngành không chỉ giúp bạn lựa chọn sản phẩm tốt hơn mà còn giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ngành đồ da. Hãy chia sẻ những kiến thức này với bạn bè và người thân để cùng khám phá nhé! Theo dõi website Đồ da Tâm Anh để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Hãy đánh giá
Trần Hải Đường
Tôi là Trần Hải Đường, một nhà thiết kế thời trang, chuyên viên tư vấn thời trang có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Hy vọng với những kiến thức chuyên môn của bản thân, tôi sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ thật hữu ích.
Bình luận bài viết

Không có bình luận

    Nhập số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại sau!

    X