fbpx
Bán hàng online:19002192
Danh mục
( 0 sản phẩm )

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Quy Mô Thị Trường Ngành Da Giày Việt Nam 2024

16 tháng 11
04:53
1265
Quy Mô Thị Trường Ngành Da Giày Việt Nam 2024

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam và sự tăng trưởng ấn tượng của ngành công nghiệp da giày. Năm 2024 hứa hẹn là một giai đoạn quan trọng đánh dấu sự đổi mới và quy mô mở rộng của thị trường này. Cùng với sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm và nguồn cung ổn định, thị trường ngành da giày Việt Nam đang thu hút sự chú ý từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Mời bạn cùng Đồ da Tâm Anh tìm hiểu về quy mô thị trường ngành da giày tại Việt Nam trong năm 2024. Những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh.

Quy mô thị trường da giày Việt Nam

Tổng quan thị trường giày dép Việt Nam trong quý 2/2023

Theo báo cáo thị trường giày dép Việt Nam của VIRAC, tình hình sản xuất giày dép trong nước trong những tháng đầu năm 2023 liên tục giảm do nhu cầu thế giới sụt giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp phải tiếp tục cắt giảm số lượng lao động.

Xu hướng bền vững của thị trường giày dép

Một xu hướng mới đang được quan tâm mạnh mẽ trên thị trường giày dép toàn cầu đó chính là giày dép thân thiện với môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm bền vững. Các sản phẩm giày dép cũng không nằm ngoài xu hướng.

Hàng loạt các thương hiệu lớn đang tích cực đầu tư vào trào lưu bền vững, góp phần thúc đẩy hứng thú mua sắm của người tiêu dùng. Giày, dép làm bằng vật liệu tái chế và tự nhiên ngày càng trở nên phổ biến.

Xu hướng bền vững của thị trường giày dép

Mục tiêu của ngành da giày Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035;

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 – 2030 đạt 6,5% – 7,0%/năm. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 27 – 28 tỷ USD và năm 2030 đạt 38 – 39 tỷ
USD.

Tỷ lệ nội địa hoá ngành Da Giầy giai đoạn 2021 – 2025 đạt 51% – 55% và giai đoạn 2026 –
2030 đạt 56% – 60%. Riêng các dòng sản phẩm chủ lực đạt tối thiểu 60% và 75% theo từng
giai đoạn tương ứng.

Đến năm 2025, có ít nhất 25% lượng hàng xuất khẩu trong các dòng sản phẩm chủ lực được doanh nghiệp trong nước tự phát triển sản phẩm. Đến năm 2030, tỷ lệ này đạt tối thiểu 40%.

Tình hình xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam

Cạnh tranh thương hiệu của thị trường giày dép tại Việt Nam

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, thị trường giày dép Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ giữa các thương hiệu trong nước mà còn với các thương hiệu quốc tế và khu vực.

Các thương hiệu từ trong nước đến nước ngoài không có sự chênh lệch quá lớn về thị phần. Điều này cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn về sản phẩm, giá cả và chất lượng.

Thị phần kinh doanh giày dép của Việt Nam hiện nay

Tại thị trường giày dép trong nước, các sản phẩm ngoại chiếm thị phần khá lớn, chiếm tới 52% thị phần tiêu thụ. Việc cạnh tranh tăng do các nước ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu khi thuế nhập khẩu chỉ với 0%. Tuy nhiên các thương hiệu nội địa cũng không “đứng im” trước bối cảnh này.

Trong quá trình cạnh tranh, các thương hiệu Việt Nam cũng đưa ra những chiến lược “khôn ngoan” giữ vững vị thế tại thị trường giày dép nước nhà.

Nhiều thương hiệu đã có những thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng phù hợp hơn với đối tượng khách hàng trẻ. Những chiến dịch truyền thông có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút, tăng tỉ lệ tiếp cận với các đối tượng khách hàng. Một số chiến dịch truyền thông thành công của các thương hiệu giày dép Việt Nam có thể kể đến “Biti’s Hunter – Bước đi của niềm tin”, “Juno – Nâng bước phụ nữ Việt”, “Vascara – Thời trang cho người phụ nữ hiện đại”…

Kênh phân phối sản phẩm da giày Việt Nam

Ngoài ra, các thương hiệu Việt Nam cũng đã mở rộng kênh phân phối, không chỉ bán lẻ truyền thống mà còn bán online qua các trang web, ứng dụng hay các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… Điều này cũng giúp cho thương hiệu có độ nhận diện mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Tuy nhiên thương hiệu giày dép Việt Nam trên thị trường giày dép vẫn còn tồn tại những hạn chế

Theo Bộ công thương, Việt Nam hiện nay vẫn chưa tự chủ được về nguồn nguyên vật liệu cho thị trường giày dép. Trung bình mỗi năm, nước ta phải nhập khoảng 300 triệu đô la Mỹ nguyên phụ liệu cho thị trường giày dép này. Đáng chú ý, nguyên phụ liệu cho ngành hầu như chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá. Còn lại vẫn phải nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của ngành đạt được vẫn còn thấp.

Điều này làm tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn trong việc cạnh tranh giá cả với các thương hiệu nước ngoài. Đặc biệt trong hoàn cảnh thị trường Trung Quốc quay trở lại hoạt động sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu – một thị trường nổi tiếng về sự đa dạng trong mẫu mã, kiểu dáng và có giá thành rẻ so với các thương hiệu nội địa.

Theo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, ta đã đặt mục tiêu phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày nói chung và thị trường giày dép nói riêng. Đáp ứng được mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung cấp trong nước của công nghiệp hỗ trợ ngành da giày đạt từ 75% đến 80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Quyết tâm giữ vững thị phần của mình tại thị trường giày dép nước nhà.

Lời kết

Nhìn chung, năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vững chắc của ngành công nghiệp da giày tại Việt Nam. Quy mô thị trường ngày càng mở rộng, điều này không chỉ mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mà còn là động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thách thức đặt ra là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo từ các doanh nghiệp để duy trì và phát triển thị trường.

Sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng sản phẩm đã làm tăng giá trị thương hiệu của ngành công nghiệp này. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ mới và xu hướng bảo vệ môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng hiện đại. Điều này mở ra không gian để các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào việc mở rộng thị trường mà còn chú trọng vào bền vững và trách nhiệm xã hội.

Với tất cả những tiềm năng và thách thức, thị trường ngành da giày tại Việt Nam 2024 đang đứng trước cơ hội lớn để đạt mốc phát triển mạnh mẽ. 

5/5 - (1 bình chọn)
Trần Hải Đường
Tôi là Trần Hải Đường, một nhà thiết kế thời trang, chuyên viên tư vấn thời trang có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Hy vọng với những kiến thức chuyên môn của bản thân, tôi sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ thật hữu ích.
Bình luận bài viết

Không có bình luận

    Nhập số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại sau!

    X