Phong cách Bosozoku là một trong những biểu tượng streetwear cực táo bạo và phá cách của “dân tổ” xứ Phù Tang. Chẳng cần con mắt sành thời trang để biệt được Nhật Bản là một trong những quốc gia đa phong cách nhất thế giới. Nơi đây chứa đựng tư duy thời trang mới mẻ, độc đáo mà ít thương hiệu nào có được.
Vậy phong cách Bosozoku được khởi nguồn từ đâu và có những nét đặc trưng gì? Cùng Đồ da Tâm Anh tìm hiểu về thuật ngữ độc đáo này trong nội dung dưới đây!
Giới thiệu đôi nét về Bosozoku
Phong cách thời trang Bosozoku bắt nguồn từ văn hóa đua xe nổi tiếng của Nhật từ những thập kỷ trước. Không chỉ thể hiện ở gu ăn mặt, Bosozoku còn là hình ảnh, lifestyle và âm nhạc.
1. Các băng đảng Bosozoku hình thành như thế nào?
Sau thế chiến thứ II, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, trở thành đống hoang tàn. Các lĩnh vực kinh tế được đầu tư đổi mới nhưng chưa có chuyển biến đáng kể. Lúc đó, những người từng tham gia chiến đấu được cả xã hội tôn vinh thì đến thời hậu chiến lại bị “bỏ rơi”.
Để sống lại những ngày tháng chiến đấu dũng cảm và trải nghiệm cảm giác mới, hội cựu chiến binh đã cùng nhau lập nhóm “Kaminari Zoku”. Họ chủ yếu lái moto trên các con phố thị trấn và thành phố vào ngày cuối tuần.
Nguồn năng lượng tươi mới mà Kaminari Zoku mang lại đã thu hút lượng lớn thành viên tham gia. Đồng thời, vào những năm 1960- 1970, bối cảnh xã hội Nhật Bản xảy ra nhiều cuộc bạo loạn. Đó chính là cuộc biểu tình chống Hiệp ước An ninh Hoa Kỳ- Nhật Bản gây ra cái chết cho rất nhiều người.
Cuộc xung đột giữa các băng đảng với cảnh sát nổ ra khiến thuật ngữ mới xuất hiện- Bosozoku (Bạo Tẩu Tộc). Sau đó, thuật ngữ này đã nhanh chóng trở nên phổ biến, tạo thành làn sóng đua xe trên cả nước Nhật. Có thể nói rằng, năm 1982 là thời kỳ đỉnh cao của Bosozoku khi có tới 835 nhóm với 42.510 thành viên.
Ban đầu, văn hòa này chỉ dành cho cánh mày râu. Tuy nhiên sau đó phái nữ cung tham gia vào cuộc đua. Các băng nhóm do các chị đại nữ sinh cầm đầu gọi là Sukeban, hoạt động tượng tự các băng đảng nam giới khác.
2. Cách thức hoạt động của băng đảng đua xe Bosozoku
Các băng đảng Bosozoku chủ yếu gây rối trật tự thông qua hoạt động diễu hành trên moto độ lại với bộ giảm thanh bị tháo ra, tạo tiếng ồn rất lớn. Họ làm một số việc trượng nghĩa và nói không với các hành vi gây hại cho người dân.
Năm 1990 đánh dấu sự giảm nhiệt của phong cách Bosozoku khi Nhật Bản rơi vào thế kỷ mất mát, suy thoái kinh tế. Đỉnh điểm là cuộc đàn áp của Chính phủ năm 2004 khiến từng nhóm bị xóa bỏ. Từ đó, văn hóa này suy tàn nhưng ảnh hưởng về Bosozoku vẫn được giữ cho đến ngày này.
Khởi nguồn cho phong cách Bosozoku là gì?
Phong cách Bosozoku xuất hiện lần đầu tại Nhật vào những năm 1950. Giai đoạn hậu thế chiến II đánh dấu làn sóng du nhập của nét văn hóa phương tây vào Nhật theo chân những cựu chiến binh Nhật về từ chiến trường.
Sự xuất hiện của Kaminari-Zoku (Thunder Tribes)- hội nhóm motorcycle gang đầu tiên tại Nhật đã đánh dấu khởi nguồn cho phong cách Bosozoku và Yankee (phong cách thời trang đặc trưng của Nhật lấy cảm hứng văn hóa Mỹ).
Thực tế, Bosozoku vốn không mang ý nghĩa thời trang mà là 1 từ dùng để mô tả nền văn hóa chơi xe phân khối lớn tại Nhật.
Bosozoku nếu được dịch sát nghĩa sẽ là “Hội nhóm xe motor” (Motorcycle gang), hay cụ thể hơn là “Violent run tribe” (tạm dịch: Bạo tẩu tộc). Đây là cụm từ có thể phần nào khái quát tinh thần và lối sống nổi loạn đầy táo bạo đặc trưng của băng đảng phân khối lớn ở Nhật.
Trải qua hàng loạt cuộc diễu hành xe moto làm điên đảo khắp các con phố ở Nhật, các hội nhóm motorcycle gang tại Nhật đã dần hình thành nền văn hóa đặc thù, thể hiện qua gu âm nhạc, lifestyle, hình ảnh và dĩ nhiên là phong cách thời trang.
Xem thêm: Cách làm trang phục tái chế đơn giản từ phế liệu
Nét đặc trưng trong phong cách Bosozoku
Ở giai đoạn sơ khai, phong cách Bosozoku vẫn mang đậm nét ảnh hưởng từ Âu- Mỹ. Những item được lấy cảm hứng từ đặc trưng của dân chơi như áo khoác biker da hoặc denim thêu huy hiệu cùng khẩu ngữ băng đảng, hoặc item hot trend Mỹ thời kỳ đó (áo sơ mi Hawaii, sơ mi Cuban…)
1. Bosozoku – Niềm cảm hứng thời trang nổi loạn và phóng khoáng
Nét đặc trưng nhất của phong cách Bosozoku giai đoạn đầu nằm ở những bộ trang phục Tokko-fuku, một dạng boiler suit đặc trưng của thời trang workwear Nhật Bản.
Vốn là thiết kế đặc dụng cho những Kamikaze (Thần Phong- phi công cảm tử thời Thế Chiến II), Tokko-fuku với những đặc tính bền bỉ của mình đã trở thành một món đồ ưa dùng của tầng lớp lao động Nhật Bản thời kỳ hậu chiến.
Nếu phong cách thời trang Bosozoku khởi nguồn từ những cựu binh sĩ thì chính tầng lớp lao động trẻ lại là người lan tỏa và xây dựng nền văn hóa này.
Chính vì thế, Tokko-fuku nghiễm nhiên trở thành item biểu tượng của phong cách Bosozoku. Nó vẫn là khuôn mẫu chính cho sự sáng tạo và phát triển của phong cách này cho đến ngày nay.
2. Bosozoku – Thể hiện ý chí và tinh thần tự tôn dân tộc của người dân Nhật Bản
Giai đoạn 1960- 1970 chứng kiến sự nở rộ về số lượng các hội nhóm và thành viên trong từng băng đảng. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của những bộ đồng phục của các motorcycle gang, đồng thời đưa phong cách Bosozoku được ghi danh và những cái tên kinh điển của lịch sử thời trang xứ mặt trời mọc.
Bằng sự sáng tạo và gu thời trang dị biệt của mình, những băng nhóm Bosozoku đã nhanh chóng đem đến những thiết kế chất lừ, đặc thù cho nền văn hóa Nhật Bản, tiêu biểu là mẫu áo khoác dáng dài, phủ kín bởi những dòng chữ Kanji cách điệu và họa tiết đậm chất văn hóa Á Đông, đan xen thêu một cách tinh xảo và phức tạp.
Độ tinh xảo của họa tiết và những câu khẩu hiệu không những để làm đẹp cho phong cách Bosozoku mà còn nâng cấp phân chia thứ bậc trong tổ chức băng nhóm. Thậm chí, những mẫu áo khoác này còn được lưu truyền qua các đời thủ lĩnh.
Phong cách Bosozoku đề cao sự phá cách, sáng tạo trong từng trang phục. Khuôn nền từ những item đặc trưng như tokko-fuku và đồng phục, thành viên trong các băng đảng phong cách Bosozoku luôn biết cách thể hiện cá tính, gu ăn mặc bằng cách phối thêm item khác như kính râm gọng tròn, băng đầu hachimaki, trang sức hay các món phụ kiện đậm nét truyền thống văn hóa Nhật Bản với các câu khẩu hiệu được thêu màu sắc sặc sỡ.
Bên cạnh đó, Bosozoku còn mang trong mình ý chí ngang tàn của những tay dân tổ cùng tinh thần dân tộc cực cao của người dân Nhật Bản. Điều đó đã thể hiện rõ nét qua phụ kiện thêu slogan bằng chữ Kanji với ý nghĩa nổi loạn như chống đối sự kiểm soát từ người Mỹ, chỉ mặc những thiết kế thuần Nhật hay chống đối cảnh sát.
Thật thú vị khi phong cách có khởi nguồn từ văn hóa Âu- Mỹ lại phát triển thành một phong cách Bosozoku đầy dị biệt và trở thành đặc trưng văn hóa Nhật Bản thời đó, thậm chí còn là đại diện của phong trào chống xu hướng mặc Âu Phục.
3. Trang phục Tokko-fuku
Băng đảng Bosozoku đã tự tạo phong cách riêng chất lừ nhằm tỏ lòng biết ơn những các thành viên tiền nhiệm trong băng nhóm.
Tokko-fuku là một dạng boiler suit (bộ đồ liền thân) trong thời trang workwear của Nhật được thiết kế lại theo phong cách Bosozoku với màu sắc và họa tiết riêng, thêu tên, khẩu hiệu và biểu tượng của nhóm.
Với đặc tính bền bỉ, Tokko- fuku đã lần nữa trở thành item hữu ích cho tầng lớp lao động tại Nhật sau Thế chiến. Chính tầng lớp lao động trẻ là những người lan tỏa, xây dựng văn hóa Bosozoku qua trang phục này. Do đó nó đã trở thành item mang tính biểu tượng khi nói đến phong cách Bosozoku, trở thành chuẩn mực cho sự phát triển và sáng tạo đến ngày nay.
4. Lối style thời trang dị biệt thông qua trang phục của các motorcycle gang
Những năm 1960 – 1970 chính là thời kỳ huy hoàng của Bosozoku, đồng phục của motorcycle gang cũng ra đời từ đó, góp công đưa phong cách Bosozoku trở thành huyền thoại trong giới thời trang xứ sở Hoa Anh Đào.
Bằng sự sáng tạo có phần dị biệt, các băng nhóm Bosozoku đã mang đến những mẫu thiết kế độc đáo, lạ mắt, đậm chất văn hóa Nhật. Những mẫu áo khoác dáng dài được phủ kín bởi chữ Kanji cách điệu kết hợp họa tiết văn hóa Á Đông đầy tinh tế và phức tạp.
5. Các phụ kiện Bosozoku mang đậm nét truyền thống xứ sở hoa anh đào
Để thể hiện cá tính và gu ăn mặc chất chơi, những thành viên theo phong cách Bosozoku sẽ set up trang phục cùng những phụ kiện đậm chất truyền thống như dải băng tasuki quấn quanh người, kính râm gọng tròn, băng đầu hachimaki… được thêu các câu khẩu ngữ màu sắc rực rỡ.
Phong cách Bosozoku trong nền văn hóa hiện đại
Mặc dù văn hóa motorcycle gang đã suy tàn những phong cách Bosozoku vẫn luôn là bản sắc cá biệt nhất trong nền văn hóa Nhật Bản. Những nét đặc trưng của phong cách Bosozoku trong nền văn hóa hiện đại chỉ là nét chấm phá nhẹ nhàng nhưng đủ tạo dấu ấn riêng khó xóa nhòa.
Những năm gần đây, boiler suit đã trở thành item thời thượng. Sức hút của mẫu mã này được thể hiện bằng sự xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn streetwear, các sàn runway của những nhà mốt đình đám như Gucci, LV, Prada, Burberry…
Bên cạnh đó là “màn tái xuất” thần sầu của thời trang may thêu (embroidery) trong giới menswear. Nổi bật nhất là Gucci với bộ sưu tập trang phục thêu ấn tượng và fashionista nổi tiếng A$AP Rocky cùng hàng loạt những set đồ embroidery cá tính.
Tâm Anh mời bạn xem thêm nhiều kiểu phong cách thời trang mới:
- Phong cách Retro
- Phong cách Rock-Chic
- Phong cách Old Money
- Phong cách Bosozoku
- Phong cách thời trang minimalism
Lời kết
Nhật Bản vốn nổi tiếng về sự đa dạng trong văn hóa và nguồn cảm hứng vô bờ của những tín đồ thời trang trên thế giới. Đó không chỉ là những bộ trang phục ấn tượng mà còn là cả câu chuyện đặc biệt ít ai biết đến. Phong cách Bosozoku cũng vật, thầm lặng những đủ sức xâm chiếm trái tim mọi người.
Hy vọng thông qua những chia sẻ của Đồ da Tâm Anh, bạn đã có thêm hiểu biết về một phong cách mới. Đồng thời đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục update xu hướng thời trang thế giới nhé.