Bán hàng online:19002192
Danh mục
( 0 sản phẩm )

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Giày da bị mốc? Nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng

18 tháng 12
10:07
4080
Giày da bị mốc? Nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng

Giày da là một trong những món đồ không thể thiếu của bất cứ một quý ông hiện đại nào. Bên cạnh vấn đề giữ cho đôi giày luôn sáng bóng, việc xử lý giày da bị mốc cũng là một vấn đề mà nhiều người mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn nguyên nhân giày da bị mốc và cách xử lý hiệu quả nhất, giúp đôi giày da của bạn luôn đẹp và sang trọng.

Nguyên nhân giày da bị mốc

Đa số các trường hợp giày da bị mốc đều xuất phát từ 2 nguyên nhân đặc trưng dưới đây:

1. Giày da bị mốc do ẩm ướt

Ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn nấm mốc sinh sôi và phát triển. Đối với những đôi giày da vô tinh đi mưa hoặc bị ướt, việc không phơi khô triệt để sẽ dẫn đến tình trạng thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, việc đặt để giày ở nơi có độ ẩm cao như phòng tắm, ngoài trời… cũng sẽ dẫn đến tình trạng nấm mốc ở giày da.

2. Giày da bị mốc do ít sử dụng

Với khí hậu nóng ẩm đặc trưng ở Việt Nam, việc bạn cất một đôi giày da trong tủ quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng giày da bị mốc. Đa phần chúng ta đều ít khi để ý đến việc thiết kế tủ giày như thế nào để bảo quản giày, chính thói quen này lại vô tình ảnh hưởng đến tuổi thọ những đôi giày da của bạn.

Cách xử lý giày da bị mốc đơn giản tại nhà

Đối với giày da bị mốc nhẹ

Nếu phát hiện sớm đôi giày bạn bắt đầu xuất hiện những vết nấm mốc thì bạn đừng nên quá lo lắng. Vì đa số các trường hợp này những vết nấm mốc đều rất dễ đánh bật bằng bàn chải mềm. Hãy tìm cho mình một chiếc bàn chải nhỏ với lông mềm để có thể chà sạch mọi ngóc ngách của đôi giày da của mình.

Trường hợp không có bàn chải, một chiếc khăn khô, mềm sẽ cực kỳ hữu ích. Lưu ý hãy chà nhẹ nhàng để vi khuẩn mốc không rớt sâu vào bề mặt da giày, gây khó khăn trong việc vệ sinh giày.

Cách xử lý giày da bị mốc nhẹ

Đối với giày bị nấm mốc lâu ngày

Trong trường hợp giày bạn bị nấm mốc nặng, bạn cần phải tiến hành giặt giày da bị mốc để vệ sinh và loại bỏ tối đa những vết bẩn và vi khuẩn trên đôi giày của bạn. Đối với phương pháp này, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng, giấm ăn hoặc cồn pha loãng. Đây đều là những chất có tính khử khuẩn cao và dễ dàng xử lý giày da bị mốc nhanh chóng.

Đầu tiên, bạn cần làm sạch bề mặt giày da thật kỹ bằng cách sử dụng khăn mềm thấm ẩm hoặc dùng cục tẩy để làm sạch bề mặt đối với giày da lộn. Sau đó để giày phơi khô tự nhiên trước khi tiếp tục bước tiếp theo là xử lý vi khuẩn mốc.

Kế đến, bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm hoặc bàn chải, thấm ẩm bằng giấm, cồn pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng, chà nhẹ và liên tục vào điểm bị mốc. Lưu ý, đối với giày màu sẽ có hiệu quả nhanh hơn so với giày da trắng.

Cách xử lý giày bị mốc lâu năm

Cuối cùng, sau khi làm sạch toàn bộ vết mốc, hãy để giày khô tự nhiên hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn nên đánh lại lớp xi dưỡng cho giày da, mục đích để giày sáng bóng trở lại và được bảo vệ tốt hơn, giúp tăng tuổi thọ.

Cách bảo quản giày da hiệu quả, tránh nấm mốc.

Dựa vào 2 nguyên nhân chủ yếu khiến giày da bị nấm mốc, bạn có thể áp dụng những cách để giày da không bị mốc dưới đây để bảo quản đôi giày của bạn.

Trường hợp giày da lâu ngày không sử dụng

Trường hợp này, cách đơn giản nhất để hạn chế giày da bị mốc đó là dùng túi nilon để bọc đôi giày của bạn. Chất liệu nilon sẽ giúp bảo vệ đôi giày của bạn khỏi hơi ẩm tự nhiên bên ngoài, gây ẩm mốc. Ngoài ra, bạn có thể bôi một lớp mỡ động vật trực tiếp lên giày da sau khi đánh xi bảo vệ, điều này sẽ giúp đôi giày da của bạn chống mốc hiệu quả.

Bên cạnh đó, một mẹo nhỏ được rất nhiều người sử dụng và mang tính thẩm mỹ cao là sử dụng hạt hút ẩm hay còn gọi là Silica Gel đặt trực tiếp vào trong giày để hút ẩm. Cách thức này vừa dễ dùng, lại hiệu quả cao và tiện dụng.

Trường hợp giày da bị ẩm ướt

Đối với trường hợp bạn vô tình bị ướt nước mưa, cách xử lý hiệu quả nhất đó là làm khô triệt để để vi khuẩn mốc không có môi trường thuận lợi sinh sôi. Bước đầu tiên đó là dùng khăn khô, lau thật sạch bề mặt (cả mặt trong lẫn mặt ngoài). Sau đó sử dụng khăn mềm, có độ hút ẩm cao, nhét vào trong giày và để giày khô tự nhiên. Lưu ý đối với giày da, bạn không nên phơi nắng, sấy trực tiếp hay hong khô bằng nhiệt độ cao. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ giày da và dễ bị bong tróc bề mặt.

Hy vọng thông qua bài viết trên của Đồ Da Tâm Anh, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về nguyên nhân và cách xử lý giày da bị mốc. Đồng thời, bạn sẽ có phương pháp bảo quản đôi giày da hiệu quả nhất để không bị nấm mốc tấn công.

5/5 - (4 bình chọn)
Trần Hải Đường
Tôi là Trần Hải Đường, một nhà thiết kế thời trang, chuyên viên tư vấn thời trang có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Hy vọng với những kiến thức chuyên môn của bản thân, tôi sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ thật hữu ích.
Bình luận bài viết

Không có bình luận

    Nhập số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại sau!

    X