fbpx
Bán hàng online:19002192
Danh mục
( 0 sản phẩm )

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đồ Da Handmade Là Gì ? Ưu điểm, phân loại đồ da Handmade

21 tháng 12
02:20
1669
Đồ Da Handmade Là Gì ? Ưu điểm, phân loại đồ da Handmade

Nếu là một tín đồ thời trang đồ da lâu năm, chắc chắn đã có lần bạn nghe qua khái niệm da handmade. Hiện nay, các sản phẩm đồ da handmade rất được ưa chuộng, bất chấp giá thành khá cao. Vậy, da handmade là gì và vì sao loại da này lại có giá trị đến như vậy? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các sản phẩm làm từ da handmade.

Da Handmade là gì?

Một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì đồ da handmade chính là loại đồ da thủ công, hoàn toàn không có sự can thiệp của công nghệ, máy móc dây chuyền. Nguyên liệu chính để làm nên các sản phẩm da handmade chính là sử dụng da thuộc – đây là loại da có giá thành cao. Khác với các loại da tổng hợp, quy trình để làm ra một tâm da thuộc thủ công gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị (Preparatory stages)
  • Thuộc da (Tanning)
  • Làm mộc (Crusting)
  • Phủ bề mặt (surface coating)

Trong đó, công đoạn cuối cùng phủ bề mặt được cho là giai đoạn phụ, giúp bề mặt da hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, một số loại da cao cấp như da vachetta sẽ không có công đoạn này.

Quy trình làm đồ da Handmade

Bước 1: chuẩn bị để làm da handmade

Ở công đoạn này, thông thường người ta sẽ cắt đôi tấm da và căng lên một khung gỗ lớn. Sau đó, người ta sẽ phân loại chúng dựa trên vị trí của từng bộ phận. Vi dụ phần da tại vai sẽ có ký hiệu khác với phần da ở bụng hoặc lưng.

Sau khi phân loại các phần rõ ràng, người thợ lành nghề sẽ loại bỏ toàn bộ phần lông bằng cách trộn chung cùng nước, soda và vôi. Đây là hợp chất giúp loại bỏ toàn bộ phần lông để chuẩn bị cho công đoạn thuộc da tiêp theo. Ngoài ra, một số trường hợp để có tấm da sáng màu, người ta sẽ bổ sung thêm bước tẩy trắng ở công đoạn này.

Đồ Da Handmade

Bước 2: Thuộc da handmade thủ công

Công đoạn này đòi hỏi trình độ tay nghề của người thợ khá cao. Cụ thể, người công nhân phải loại bỏ toàn bộ số thịt và mỡ động vật. Sau đó, họ sẽ đem ngâm da trong một hỗn hợp dung dịch hóa chất giúp thẩm thấu vào cấu tạo da. Tùy vào từng loại da khác nhau sẽ có các phương pháp thuộc da tương ứng. Phần này sẽ được làm rõ ở các mục tiếp theo.

Ở bước này, da thuộc sẽ chưa thật sự hoàn thiện như thành phẩm. Bề mặt da chưa được dẻo và khá ngấm nước, độ ẩm cao. Chính vì vậy, người ta sẽ chuyển đến bước làm mộc tiếp theo để hoàn thiện.

Bước 3: Làm mộc – hoàn thiện da handmade thành phẩm.

Sau khi thuộc da, người thợ sẽ hoàn thiện thành phẩm bằng cách làm khô và bôi trơn da. Đây là công đoạn yêu cầu rất nhiều hoạt động. Trong đó, quan trọng nhất là quá trình cán mỏng tấm da bằng máy ép. Quá trình này sẽ được người thợ giám sát chặt chẽ và liên tục để đảm bảo độ mỏng tiêu chuẩn của loại da. Chỉ cần sai sót một chi tiết nhỏ ở bước này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và uy tín công ty.

Bước 4: Phủ bề mặt da handmade

Đây là công đoạn giúp tăng khả năng chống thấm cũng như nhuộm màu cho tấm da như mong muốn. Cụ thể da sẽ được ngâm chung với hỗn hợp tự nhiên, sau đó một lớp bột mịn sẽ được tráng đều lên bề mặt da trước khi bỏ vào lò sấy khô. Trong quá trình sấy khô, người thợ phải luôn đảm bảo nhiệt độ vừa phải trong vòng 4 – 6 tiếng. Cuối cùng, người ta sẽ đánh bóng nhẹ tay để tấm da được sáng bóng, sang trọng

Có thể thấy, để làm ra một tấm da handmade hay da thuộc không hề đơn giản, dễ dàng.

Bên cạnh nguyên liệu da thuộc, để làm ra được một món đồ da handmade hoàn chỉnh đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ ở từng công đoạn. Từ quá trình thiết kế cho đến lên khuôn, đục lỗ, xỏ kim…Tất cả đều phải làm thủ công và chỉnh chu.

Chính vì vậy, giá bán đồ da handmade thường khá cao và các sản phẩm cực kỳ giá trị.

Các phương pháp thuộc da lộn phổ biến

1. Thuộc da bằng thực vật, thảo mộc

Đây là phương pháp thuộc da sử dụng các thành phần tự nhiên có trong vỏ trái cây, lá, hạt… Được biết, đây là phương pháp nguyên thủy và sơ khai nhất của công nghiệp thuộc da. Chính nhờ những thành phần tự nhiên nên phương pháp này rất tốt cho sức khỏe và môi trường.

Để thuộc một tấm da theo phương pháp này thông thường tốn từ 20 – 60 ngày.

2. Thuộc da bằng chrome

Phương pháp này được phát minh vào năm 1958 bằng cách sử dụng crom sunfat. Bằng cách này, tấm da được thuộc rất nhanh, chỉ cần có 1 ngày để hoàn thành. Chính vì vậy, phương pháp này rất phù hợp để sản xuất đồ da handmade với quy mô công nghiệp. Ngoài ra, da được thuộc bằng phương pháp này có độ dẻo dai cũng như bền màu hơn rất nhiều so với cách thuộc da bằng thảo mộc, thực vật.

Tuy nhiên, chrome là một kim loại nặng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

3. Thuộc da bằng phèn

Phương pháp thuộc da này người ta sử dụng muối nhôm trộn cùng các chất kết dính và protein. Phương pháp này có thể đảo ngược quy trình. Cụ thể, nếu ngâm nước đủ lâu để loại bỏ đi muối phèn, tấm da sẽ trở về tình trạng da thô ban đầu.

4. Thuộc da bằng cách rám nắng.

Phương pháp này sử dụng các loại dầu nhũ hóa để thuộc da. Thông thường sẽ được chiết xuất từ động vật như gia súc, hươu, trâu…

Những ưu điểm đồ da handmade không phải ai cũng biết

Các sản phẩm đồ da handmade thường có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sản phẩm đồ da phổ thông khác. Dưới đây là một số điểm mạnh khiến cho đồ da handmade rất được ưa chuộng.

ưu điểm đồ da handmade

Sản phẩm độc nhất

Mỗi món đồ da handmade đều được sản xuất 100% thủ công. Chính vì vậy, chúng sở hữu kiểu dáng thiết kế hoàn toàn riêng biệt và độc nhất. Bên cạnh đó, các sản phẩm này đều có thể được thiết kế dựa trên yêu cầu của người mua, chính điều đó làm nên sự độc đáo cũng như đem lại giá trị cao của sản phẩm.

Chất liệu da thuộc cao cấp

Không như các sản phẩm da công nghiệp, đồ da handmade được làm từ da thuộc, loại nguyên liệu có tuổi thọ và giá trị cực kì cao. Da thuộc là loại da 100% từ tự nhiên, có đặc điểm dùng càng lâu càng mềm mịn và sáng bóng. Một điều thú vị khác đó là khi dùng càng lâu, da thuộc sẽ có màu khác nhau tùy theo từng người dùng. Nguyên do chủ yếu đó là mồ hôi người dùng tác động trực tiếp lên da thuộc, theo thời gian sẽ làm đổi màu sản phẩm.

Bên cạnh đó, nếu biết bảo quản đồ da handmade đúng cách, sản phẩm sẽ bền bỉ theo thời gian và ngày một sáng mịn, sang trọng.

Tinh tế trên từng đường chỉ

Sản phẩm đồ da handmade trước giờ chỉ được làm từ những người thợ lành nghề lâu năm. Bất kỳ một món đồ da thủ công nào đều được họ tỉ mỉ khâu xỏ và đo đạc, dù đó có là những chi tiết nhỏ nhất. Chính vì sự cần mẫn, chỉnh chu này mà các sản phẩm đồ da handmade đều có giá trị thẩm mỹ cao, tinh tế.

Cách phân loại da handmade ít người biết rõ

Như đã đề cập ở trên, da handmade hay còn được gọi là da thuộc, là nguyên liệu phổ biến để làm đồ da handmade cao cấp. Tuy nhiên, bản thân da thuộc sẽ được phân thành rất nhiều loại khác nhau

1. Da cật – full grain leather

Đây là lớp trên cùng hay còn gọi là da lớp 1 của phần da giữ nguyên được mọi đặc tính ban đầu, không hề trải qua các công đoạn chà nhám hay đánh bóng bề mặt. Dòng da full grain leather được biết là loại da cao cấp nhất và chỉ được lấy từ gia súc được nuôi nhốt và chăm sóc cẩn thận. Bởi lẽ, nếu không nghiêm ngặt trong quá trình nuôi nhốt, da bò có thể có những vết sẹo do ghẻ lở, cọ mình vào thành chuồng hay bị côn trùng đốt…

Lớp da cật giữ nguyên các hạt có trong lớp biểu bì của da. Điều này giúp cho loại da này có độ bền rất cao. Ngoài ra, nhờ những nang lông còn giữ nguyên vẹn nên khả năng thẩm thấu, thoáng khí cao. Đây là nguyên do khiến cho dòng da full grain leather thường được dùng để làm giày da ở những vùng khí hậu nóng ẩm.

Bên cạnh đó, đặc tính đổi màu patina, chỉ có ở dòng da cao cấp và thuần tự nhiên, sẽ giúp cho sản phẩm đồ da handmade từ lớp da này sẫm màu theo thời gian, trông rất cổ điển.

2. Da lớp 2 – Top grain leather

Nếu full grain leather đứng đầu thì da lớp 2 – top grain leather – đứng ngay sau đó về mặt chất lượng. Đây là loại da được tạo thành nhờ việc tách bỏ một phần lớp da trên cùng. Điều này khiến cho dòng da handmade này rất bền.

Đặc điểm nổi bật của dòng top grain leather đó là bề mặt được xử lý chỉnh chu, chà liên tục đến khi láng mịn và phủ một lớp bề mặt để tạo vân theo ý nhà sản xuất. Đồng thời, nhờ lớp phủ này mà các sản phẩm đồ da handmade được làm từ loại da thuộc này có khả năng chống thấm, chống bám bụi tốt hơn. Mặt khác, da top grain leather thường không tự sản xuất ra lớp patina tự nhiên nên sản phẩm khó xuống màu hơn so với full grain leather.

3. Da corrected grain

Tương tự như da full-grain leather, corrected grain cũng là loại da được lấy ở lớp trên cùng của động vật. Điểm khác biệt lớn nhất đó là đây là loại da đã được gia công, xử lý bề mặt để loại bỏ toàn bộ những “hạt sạn” trên da như sẹo, vết đồi mồi, vết trầy xước…Có thể hiểu nôm na da corrected grain cũng chính là da full grain leather nhưng kém hoàn hảo và được gia công, tác động nhiều hơn.

Không những vậy, do cùng thuộc lớp da 1 nên corrected grain có độ bền bỉ rất cao và cũng sở hữu hiệu ứng “ngả màu thời gian” patina.

4. Da tách – split leather

Đây là loại da thuộc có nguồn gốc từ phần xơ của lớp da còn lại sau khi đã tách khỏi lớp da lớp 2, top grain leather. Đặc điểm của lớp da này đó là rất dày, có thể tách thành nhiều lớp nhỏ mỏng hơn thành middle split và fresh split. Sau đó, người ta sẽ phủ một lớp hạt nhân tạo lên lớp da này và dập nổi để tạo hạt. Da split có thể sử dụng để làm da lộn.

5. Da Nubbuck

Nubbuck hay còn có tên gọi khác là da Buck là loại da có phần bề mặt được mài mòn để tạo lớp lông mịn. Khi sờ vào lớp da này, bạn sẽ cảm thấy rất êm tay và nếu kéo nhẹ một đường thẳng, lớp da này sẽ ngã sang một bên và tạo thành một màu khác, nhạt hơn so với ban đầu. Điều này khiến không ít người nhầm lẫn giữa da Buck và vải nhung hoặc da lộn.

Da Nubbuck

Bên cạnh đó, do bị chà mòn lớp bảo vệ bên ngoài nên loại da này thấm hút rất nhanh. Chính vì vậy, khi sử dụng các món đồ da handmade được làm từ loại da này, bạn phải hết sức chú ý quá trình bảo quản để tránh ẩm mốc

6. Da lộn – suade leather

Đặc điểm của loại da này khá giống với da Nubuck khi nhìn sơ qua. Tuy nhiên, nếu trực tiếp chạm vào bạn sẽ cảm nhận được da Nubuck mềm mại và mịn màng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, da lộn còn có độ bền kém xa so với Nubuck. Bởi Suade leather là lớp da phía trong, có cấu trúc sợi lỏng lẻo hơn.

Cái tên da lộn xuất phát từ việc lộn mặt trong ra ngoài. Phần da bên trong sẽ được xử lý cẩn thận để đảm bảo sau khi thành phẩm, lớp da sẽ không quá thô sơ. Tuy da lộn rất dễ bám bẩn và thấm nước nhưng người ta vẫn ưa thích sử dụng loại da này hơn so với Nubuck.

Đây là loại vật liệu rất dễ bắt gặp tại rất nhiều địa chỉ bán đồ da handmade uy tín và nổi tiếng bởi giá trị thẩm mỹ cao và tính tiện dụng mà nó mang lại.

7. Chamois

Ngày trước, người ta sản xuất dòng da Chamois này từ da sơn dương, giống dê núi cỡ lớn từ châu u. Tuy nhiên, khi loài sơn dương gần như tuyệt chủng, người ta bắt đầu chuyển sang làm từ da cừu. Thực tế cho thấy, các sản phẩm làm từ da cừu có chất lượng tốt hơn so với da sơn dương. Chính vì vậy mà ngày nay, dòng da thuộc Chamois thường được thuộc từ da cừu kết hợp với dầu cá để cho ra sản phẩm màu vàng kim sang trọng và mềm mại.

Các shop đồ da handmade rất chuộng các sản phẩm làm từ loại da thuộc này. Nguyên do chủ yếu bởi sự đẳng cấp mà nó mang lại cho người dùng, khiến cho các mặt hàng bằng da Chamois rất dễ bán.

8. Veg Tanned

Các sản phẩm làm từ da Veg Tanned đều rất tốt cho sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường. Nguyên do là từ xa xưa, người ta thuộc da thủ công từ acid tự nhiên có trong vỏ cây, lá cây, nhánh cây…Phương pháp này khiến cho sản phẩm da veg tanned thường có mùi gỗ thơm và đất rất nhẹ nhàng.

Đặc điểm của các sản phẩm đồ da handmade làm từ dòng da này thường có xu hướng đậm màu và đen bóng tự nhiên sau một thời gian sử dụng.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các thông tin về đồ da handmade cơ bản. Hy vọng thông qua bài viết trên của Đồ Da Tâm Anh, người dùng có cái nhìn chi tiết và đầy đủ hơn về loại da handmade phổ biến, điểm mạnh cũng như giá trị mà nó mang lại.

5/5 - (3 bình chọn)
Trần Hải Đường
Tôi là Trần Hải Đường, một nhà thiết kế thời trang, chuyên viên tư vấn thời trang có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Hy vọng với những kiến thức chuyên môn của bản thân, tôi sẽ mang đến cho bạn những chia sẻ thật hữu ích.
Bình luận bài viết

Không có bình luận

    Nhập số điện thoại của bạn và chúng tôi sẽ gọi lại sau!

    X